| Hotline: 0983.970.780

Chuyển nhượng thành công bản quyền 2 giống lan hồ điệp 'Made in Vietnam'

Thứ Năm 18/02/2021 , 14:49 (GMT+7)

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau quả vừa chuyển nhượng thành công bản quyền 2 giống lan hồ điệp cho Sở NN-PTNT Lâm Đồng.

Giống hoa lan hồ điệp Hồng Giai Nhân vừa bán được bản quyền. Ảnh: Hải Tiến.

Giống hoa lan hồ điệp Hồng Giai Nhân vừa bán được bản quyền. Ảnh: Hải Tiến.

TS. Nguyễn Văn Tỉnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh chia sẻ, việc đơn vị chuyển nhượng thành công bản quyền sản xuất 2 giống lan hồ điệp Hồng Giai Nhân và Đỏ Tân Xuân cho Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp Lâm Đồng mang ý nghĩa rất quan trọng với ngành hoa lan Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học trong nước đã thương mại hóa được kết quả chọn tạo giống hoa cây cảnh nói chung, lan hồ điệp nói riêng, mở ra triển vọng to lớn cho các giao dịch tương tự tiếp theo. Sự kiện còn tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy ra đời nhiều giống hoa mới, mang bản quyền 'Made in Vietnam'.

Không dừng lại ở đó, cuối năm vừa qua, một đối tác nước ngoài thuộc hàng đầu thế giới về lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lan hồ điệp đã ngỏ ý đặt mua số lượng lớn cây con lan hồ điệp của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh. Đây cũng là điều chưa có tiền lệ với ngành sản xuất hoa cao cấp còn non trẻ của nước ta. Bởi mới cách đây vài năm, Việt Nam vẫn phải nhập lượng lớn cây giống lan hồ điệp từ nước ngoài. Từ đây có thể khẳng định, trình độ công nghệ sản xuất hoa cây cảnh nước ta đã tiệm cận với thế giới.

Giống lan hồ điệp Đỏ Tân Xuân vừa được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh bán bản quyền sản xuất cho Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp Lâm Đồng. Ảnh: Hải Tiến.

Giống lan hồ điệp Đỏ Tân Xuân vừa được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh bán bản quyền sản xuất cho Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp Lâm Đồng. Ảnh: Hải Tiến.

Được biết, trong 10 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh đã chọn tạo thành công hơn 100 giống hoa các loại, xây dựng được 32 bộ qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cây cảnh, trong đó đã đưa vào sản xuất đại trà gần 30 giống lan hồ điệp màu sắc đa dạng, có hương thơm nhẹ. Đồng thời điều tra, xây dựng được ngân hàng quỹ gen hoa cây cảnh bản địa, gồm 22 chủng loại hàng mẫu.

Về thương mại, mỗi năm Trung tâm đã nuôi cấy thành công gần 2,5 triệu cây giống lan hồ điệp, đáp ứng được trên 20% nhu cầu sản xuất hoa thương phẩm trong nước. Riêng tại Trung tâm sản xuất được 12-15 vạn cành hoa lan hồ điệp, bổ sung cho thị trường Hà Nội và phụ cận vào các dịp tết Nguyên đán. Đây là nguồn thu quan trọng giúp Trung tâm vừa tự trang trải vừa tái mở rộng sản xuất.

Trong sản xuất giống lan hồ điệp, do làm chủ được kỹ thuật nuôi cấy mô cải tiến, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh đã tạo ra hàng triệu cây giống con mang đặc tính như cây mẹ, điều này chỉ những quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật cao mới thực hiện được.

Nhân giống lan hồ điệp bằng công nghệ nuôi cấy mô cải tiến tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh. Ảnh: Hải Tiến.

Nhân giống lan hồ điệp bằng công nghệ nuôi cấy mô cải tiến tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh. Ảnh: Hải Tiến.

Theo TS. Nguyễn Văn Tỉnh, PGS.TS Đặng Văn Đông chính là người có công và vai trò rất lớn với ngành hoa lan tại Việt Nam, ông chính là nhà khoa học đầu tiên cho đến nay đưa thành công các kết quả nghiên cứu cây lan hồ điệp vào sản xuất đại trà, nhờ vậy thị trường hoa cao cấp nước ta có được sự sôi động như hiện nay.

Ngoài ra, PGS. TS Đông còn trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo được hàng chục nhà khoa học chuyên nghiên cứu hoa cây cảnh, các nhà khoa học này tuổi đời đều rất trẻ, giàu tâm huyết và dồi dào sức sáng tạo, đây là một trong những nền tảng rất cơ bản giúp ngành sản xuất hoa cây cảnh nước ta cất cánh.

Nhớ lại một vài kỷ niệm về quá trình nghiên cứu hoa cây cảnh, TS. Nguyễn Văn Tiến, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh, tiết lộ: Trong chương trình hợp tác quốc tế, Trung tâm đã đề nghị một đối tác chuyển giao cho một chi tiết công nghệ mới. Thay vì đồng ý, họ đã đưa ra đơn giá cho bản quyền là 70.000 USD. Biết không đủ tiền mua công nghệ nên các nhà khoa học của Trung tâm đã tự mày mò nghiên cứu. Sau gần 1 năm, chính đối tác nước ngoài nói trên, phải ngỡ ngàng trước khả năng sáng tạo của người Việt.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Tạo cú hích cho Đề án 1 triệu ha lúa trong vụ đông xuân 2024-2025

Vụ đông xuân 2024 - 2025, nhiều giải pháp, mô hình đồng bộ sẽ được triển khai phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.