| Hotline: 0983.970.780

Chuyện về người là thành viên Ban lưu giữ thi hài Bác

Thứ Ba 31/08/2010 , 10:52 (GMT+7)

Ông Vũ Quang Kha từng làm tổ trưởng tổ đối ngoại, kiêm phiên dịch viên của đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam bảo quản thi hài của Bác trong 4 năm đầu (1969 - 1973)...

Đại tá Vũ Quang Kha (bên trái) và thượng tướng Phan Trung Kiên

41 năm qua, để bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã chọn, cử nhiều thế hệ cán bộ chiến sĩ quân y và các ngành nghề có liên quan làm nhiệm vụ này. Một trong số những người đầu tiên có vinh dự ấy là ông Vũ Quang Kha. Ông làm tổ trưởng tổ đối ngoại, kiêm phiên dịch viên của đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam bảo quản thi hài của Bác trong 4 năm đầu (1969 - 1973)...

Việc bảo quản, gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh cho nhiều thế hệ mai sau, trở thành một tâm nguyện lớn lao của toàn Đảng, toàn dân ta.  Nhưng chuyện bảo vệ thi hài của Bác như thế nào và những công việc lặng thầm nhưng rất quan trọng của các thế hệ cán bộ chiến sĩ Viện 69, đã làm trong 41 năm qua thì không phải ai cũng biết.

Trong những ngày Tháng Tám lịch sử này, chúng tôi đến nhà cựu đại tá Vũ Quang Kha, ông là một trong 9 thành viên của Ban lưu giữ thi hài Bác.

80 tuổi đời, 50 tuổi Đảng, ơn trời cho sức khỏe, đại tá Kha còn rất minh mẫn, ông kể với chúng tôi:

- 15 tuổi tôi tham gia Vệ quốc đoàn, vào tháng 6/1945. Do có thành tích trong chiến đấu, mấy năm sau, Đảng và Quân đội cử tôi đi học trường Sĩ quan lục quân tại Trung Quốc 2 năm, năm 1958 được cử đi học ngoại ngữ ở Trường đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1960 được cử sang Liên Xô học Luật quốc tế 5 năm bằng tiếng Pháp. Vì thế tôi nói thạo cả 3 ngoại ngữ Trung, Nga và Pháp.

Giữa năm 1969, sức khỏe của Bác Hồ đã yếu. Khi đó tôi đang là cán bộ Cục Bảo vệ an ninh Quân đội. Tôi được Quân ủy Trung ương chọn và chỉ định tham gia một nhiệm vụ đặc biệt. Từ tháng 6/1969, trước khi Bác mất 3 tháng, tôi đã được giao nhiệm vụ bí mật tìm hiểu các tài liệu về cơ thể học, giải phẫu, ướp xác... Ngay sau khi Bác mất, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban lưu giữ thi hài của Bác gồm 9 người, do thiếu tướng Lê Quang Đạo làm trưởng ban, một số cán bộ quân đội cùng các chuyên gia Liên Xô là viện sĩ Debop, viện sĩ Lupukhin - chuyên gia phẫu thuật, tiến sĩ hóa Khomotop…

Do giỏi 3 ngoại ngữ nên quân đội cử tôi vào Ban lưu giữ thi hài của Bác, giữ trọng trách Trưởng ban ngoại vụ. Ban này có 30 cán bộ nhân viên được tuyển chọn kĩ càng, chuyên phục vụ cho các chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhiệm vụ của tôi là phiên dịch cho các chuyên gia Liên Xô, phối hợp với các chuyên gia Việt Nam phẫu thuật và bảo vệ thi hài Hồ Chủ tịch. Nhiệm vụ phiên dịch rất quan trọng, vì phải dịch đúng từ kỹ thuật chuyên ngành một cách dễ hiểu, để thực hiện việc phẫu thuật và bảo vệ thi hài thành công nhất. Tôi còn nhớ khi đưa thi hài Bác lên bàn phẫu thuật làm thủ tục ướp xác, Ban lưu giữ thi hài Bác có một cuộc hội ý khẩn. Viện sĩ Lupukhin (người tham gia giữ thi hài Lênin và Stalin trước đây) hứa với các đồng chí lãnh đạo của Việt Nam rằng sẽ không làm đứt một sợi tóc của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi làm phẫu thuật. Đúng như viện sĩ đã nói, cuộc phẫu thuật diễn ra cẩn thận, tỉ mỉ, không sai sót một chi tiết nào.

Thời điểm đó chỉ có một số chuyên gia làm phẫu thuật mới có găng tay và khẩu trang. Vì yêu cầu nhiệm vụ, chính tôi đã nhiều lần trực tiếp dùng tay không nâng thi hài của Bác trong dung dịch formol lên bàn phẫu thuật. Nồng độ formol đậm đặc tới mức chỉ vài phút sau thì những người trong phòng đều phải chảy nước mắt. Còn tôi trong 4 năm liền trực tiếp làm việc cùng Tổ y tế đặc biệt và phiên dịch cho các chuyên gia Liên Xô, trong nhiệm vụ giữ gìn thi hài của Bác, có tới 9 lần bị ngộ độc formol, có một lần bị nặng phải cấp cứu. Thậm chí tháng 10/1973, tôi đã chết lâm sàng 24 tiếng đồng hồ. Đơn vị và gia đình đã bàn chuyện lo "hậu sự" thì tôi sống lại. Hậu quả của việc ngộ độc hóa chất đó, còn ảnh hưởng đến tận bây giờ, khiến tôi vẫn nhiều lần phải vào viện định kì để xử lí tiêu độc. Thế nhưng được làm nhiệm vụ lưu giữ thi hài Bác là một điều vô cùng vinh quang đối với tôi. Nhưng đằng sau ánh hào quang vinh quang ấy, cuộc đời tôi cũng còn nhiều oan khuất, may sao tôi đã gặp được "Bao Công" thời nay ra tay cứu giúp...

Nghe đại tá Kha nói tới chuyện ông phải vào bệnh viện định kỳ để xử lý tiêu độc chất formol, tôi hỏi: Có phải vì việc này mà gia đình đại tá gánh công nợ chồng chất?

Không trả lời thẳng câu hỏi của tôi, vị đại tá già cười hồn hậu. Ông nói:

- Người già bệnh tật thường niên, thì tiền núi cũng hết, huống hồ hoàn cảnh tôi 20 năm không có lương hưu. Sau 4 năm làm nhiệm vụ đặc biệt ở Ban lưu giữ thi hài Bác, do sức khỏe yếu, năm 1974 tôi trở về công tác tại Cục Bảo vệ an ninh Bộ Quốc phòng. Năm 1979, chiến tranh biên giới xảy ra, tôi lên Quân khu II làm Trưởng phòng ngoại vụ, cuối năm 1981 về công tác tại Viện nghiên cứu Lịch sử Quân sự Việt Nam. Năm 1987, tôi được phong quân hàm đại tá. Năm 1988, tôi xung phong ra đảo Trường Sa công tác cùng với nhà khoa học Lê Công Hầu, nghiên cứu thành công chất phụ gia OK1, có tác dụng chống thấm đặc biệt ứng dụng cho công trình quốc phòng xây dựng biển đảo. Nhân lúc tôi ra Trường Sa công tác thì ở Hà Nội một cấp trên không ưa cái tính “cương trực, thẳng thắn của tôi”, đã buộc tôi phải nghỉ hưu, bằng việc thông báo mồm cho gia đình tôi. Chuyện nghỉ hưu của tôi cũng kỳ lạ và oan trái lắm, vì thông báo nghỉ hưu bằng mồm nên suốt 20 năm từ 1988-2009 tôi không được lĩnh lương hưu, không biết sinh hoạt Đảng ở đâu. Vợ tôi, một cán bộ nghỉ hưu, lương rất thấp, phải gồng gánh tảo tần vay mượn, nuôi một đại tá không lương đau ốm như tôi và 3 đứa con học đại học. 

Trước khi gặp đại tá Vũ Quang Kha, tôi đã gặp thượng tướng Phan Trung Kiên tại nhà riêng của ông. Thượng tướng Phan Trung Kiên cho biết: "Tôi nghe anh Kha tâm tình, thấy oan trái, bỏ không được. Tôi có "bệnh" là gặp ngang trái thì không bỏ được. Trong quân đội, tôi được giao nhiệm vụ chăm lo xây dựng pháp luật, với tôi làm luật từ trái tim, thấy ngang trái không thể làm ngơ, thấy người ta hoạn nạn, mình làm ngơ không thể được.
Thế nhưng, tôi vẫn tin vào Đảng vào Quân đội, nơi tôi đã cống hiến gần 50 năm quân ngũ, thế nên tôi đã viết hàng trăm lá đơn gửi các cơ quan chức răng. Thế rồi nhờ có nhà văn Diệu Ân và anh Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập Báo Người cao tuổi, giúp tôi đến nhà riêng thưa chuyện với thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Trung Kiên. Thấy việc bất bình thượng tướng xắn tay chỉ đạo kiên quyết, giải oan cho tôi.

Ngày 22/1/2010, tôi đã được truy lĩnh số lương hưu 20 năm và số tiền chênh lệch, tổng số 425 triệu đồng. Số tiền này gia đình tôi mang trả nợ chưa đủ (còn nợ 5 người trên 80 triệu đồng). Dù sao tôi cũng biết ơn thượng tướng Phan Trung Kiên nhiều lắm. Nhờ có ông, không những tôi được trả lại danh dự của một cựu đại tá, mà còn đòi được quyền lợi chính đáng, được truy lĩnh tiền lương hưu 20 năm, trước đó năm 2004, tôi đã tự truy nộp trên 10 triệu đồng đảng phí (16 năm không biết sinh hoạt ở đâu) để được đổi thẻ đảng viên và được tiếp tục sinh hoạt...

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

1.000 người múa bát mở màn Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn

Tối 27/4, tỉnh Bắc Kạn khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024, điểm nhấn của chương trình là màn múa bát với sự tham gia của 1.000 diễn viên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm