| Hotline: 0983.970.780

CLB Thanh niên làm nghề mộc

Thứ Năm 15/11/2012 , 13:11 (GMT+7)

Câu lạc bộ Thanh niên làm nghề mộc xã Thọ Minh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) ban đầu chỉ có 3 thành viên, đến nay đã phát triển được hơn 20 thành viên làm nòng cốt.

Anh Lữ Văn Trưởng, Bí thư Đoàn kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên làm nghề mộc xã Thọ Minh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) cho biết: CLB do Đoàn Thanh niên đứng ra tổ chức với mục đích cùng giúp nhau phát triển kinh tế.

CLB ban đầu chỉ có 3 thành viên, đến nay đã phát triển được hơn 20 thành viên làm nòng cốt, sẵn sàng giúp đỡ thanh niên khác trong làng, xã cùng tham gia SX, có công ăn việc làm ổn định tại địa phương.

Từ khi tham gia CLB, nhiều thanh niên đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, liên hệ tìm đầu ra cho sản phẩm. Thời gian đầu, tay nghề, nhà xưởng và phương tiện SX còn nhỏ lẻ nên chất lượng và giá thành sản phẩm thấp. Vì vậy, Ban chấp hành Đoàn xã đã vận động các đoàn viên là chủ xưởng mộc liên kết lại, hỗ trợ, giúp đỡ nhau.

Với phương châm “Đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng giữ và phát triển nghề mộc”, CLB đã phổ biến những kinh nghiệm, giới thiệu các mẫu mã đồ gỗ mới phù hợp với thị trường tiêu thụ, hỗ trợ vốn và đầu ra cho sản phẩm... Đến nay sản phẩm gỗ mộc của địa phương đã được xuất đi Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...

Hiện mỗi xưởng của các thành viên CLB tạo công ăn việc làm cho 7 - 10 lao động với thu nhập bình quân  từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Điển hình như xưởng mộc của Bí thư Chi đoàn 5 Nguyễn Xuân Tuấn; Bí thư Chi đoàn 4 Đỗ Văn Bình; Bí thư Chi đoàn 1 Lê Văn Nghĩa...

Anh Nguyễn Xuân Tuấn chia sẻ: Trước đây học xong cấp 3 anh đã phải đi làm thuê rất nhiều nơi với nhiều ngành nghề khác nhau. Một thời gian vào TPHCM làm công nhân nhưng lương tháng cũng chẳng đủ ăn, vì thế anh quyết tâm quay về quê lập nghiệp. Để có được nghề anh đã phải vay mượn tiền khắp nơi để đi "học đạo" và mua phương tiện để SX. Tuấn cũng là thành viên đầu tiên trong CLB có máy tiện gỗ. Anh sẵn sàng chia sẻ cho anh em cách thức tiện gỗ, mua máy, nhập hàng… Đến nay cả xã có khoảng 5 máy tiện đều do Tuấn truyền nghề.

“Từ khi có CLB thanh niên trong làng đã biết lo lắng làm ăn, không chơi bời lêu lổng như trước đây nữa. Nhiều người sau khi học hỏi, làm trong các xưởng cũng muốn tách ra làm xưởng riêng, tuy nhiên khó khăn nhất là thiếu vốn nên cần phải có chính sách hỗ trợ”, Tuấn tâm sự.

CLB Thanh niên làm nghề mộc xã Thọ Minh đã góp phần giải quyết việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho đoàn viên trong xã, giảm bớt được tình trạng “ly nông bất ly hương”. Thông qua các hoạt động của CLB đã có không ít thanh niên nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua SX-KD giỏi của địa phương.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.