| Hotline: 0983.970.780

Đủ nguồn lực cho đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Thứ Ba 28/03/2023 , 18:35 (GMT+7)

Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà Ngân hàng Thế giới hỗ trợ về sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải để bán tín chỉ carbon.

Hướng tới thương hiệu gạo giảm phát thải

Ngày 28/3, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) tổ chức hội thảo tham vấn các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở Việt Nam.

Hội thảo nhằm trao đổi kiến thức về các đổi mới trong sản xuất lúa chất lượng cao và các bon thấp ở Việt Nam.

Theo Bộ NN-PTNT, sản lượng lúa của ĐBSCL những năm gần đây ổn định ở mức 24 - 25 triệu tấn, đóng góp hơn 50% tổng lượng gạo sản xuất và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước, tạo việc làm và thu nhập cho hơn 1,5 triệu nông hộ, góp phần quan trọng vào mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo.

hội thảo tham vấn “Các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở Việt NamNgày 28/3, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) tổ chức ”.

Hội thảo tham vấn các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở Việt Nam do Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) tổ chức ngày 28/3. Ảnh: Diệu Linh.

Những năm qua, ngành lúa gạo Việt Nam không ngừng phát triển với nhiều giống mới chất lượng cao, hạ tầng được đầu tư đồng bộ hơn, nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại, chế biến thương mại trong sản xuất lúa gạo cũng có những chuyển đổi tích cực...

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, ngành sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL vẫn còn thiếu các vùng chuyên canh lúa quy mô lớn, thiếu sự liên kết hợp tác giữa nông dân với HTX và doanh nghiệp, các biện pháp canh tác còn chưa bền vững, gây phát thải lớn khí nhà kính...

Nhằm giải quyết các thách thức, hạn chế trên, Thứ trưởng Trần Thanh Nam chia sẻ: Bộ NN-PTNT đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách và chương trình, trong đó có "Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa). 

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, Đề án sẽ được triển khai theo hướng đa mục đích. Theo đó, nội hàm của phát triển vùng lúa chuyên canh gồm sử dụng giống lúa có chứng nhận, đảm bảo chất lượng, hướng tới nhu cầu đa giá trị; áp dụng quy trình canh tác bền vững giúp tiết kiệm tài nguyên, ít gây ô nhiễm môi trường, giảm phát thải; tổ chức sản xuất theo hướng đẩy mạnh hợp tác liên kết giữa hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp; tạo thu nhập cao cho người trồng lúa và giá trị gia tăng cao cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa và ứng dụng nhanh công nghệ cao, công nghệ số để tiến đến thực hành canh tác lúa chính xác và thông minh, hướng tới xây dựng thương hiệu gạo giảm phát thải, cấp chứng nhận cho sản phẩm lúa sinh thái, lúa giảm phát thải.

Nếu đạt mục tiêu nhân rộng 1 triệu ha lúa sản xuất phát thải thấp, nguồn bán tín chỉ các bon sẽ mang lại nguồn lợi đáng kể cho toàn bộ người nông dân và khu vực ĐBSCL.

Nếu đạt mục tiêu nhân rộng 1 triệu ha lúa sản xuất phát thải thấp, tín chỉ carbon sẽ mang lại nguồn lợi đáng kể cho toàn bộ nnông dân ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chia sẻ về Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời cho rằng, việc tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, áp dụng công nghệ, cơ giới hóa, số hóa, liên kết HTX... chính là tiền đề phù hợp cao với Đề án.

“Với việc quy hoạch chính thức, đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, quy hoạch đồng ruộng gắn với các đầu tư về hạ tầng, giao thông, thủy lợi, sẽ tạo cú hích lớn thúc đẩy sản xuất theo hướng đồng bộ, quy mô lớn... Theo đó, việc triển khai Đề án với các tiêu chuẩn về quy trình canh tác đạt chuẩn quốc tế hiện nay cũng như tiêu chuẩn về lao động, phát thải khí nhành kính sẽ giúp tăng chất lượng cho sản phẩm, xây dựng thương hiệu, từ đó nâng cao thu nhập của nông dân”, ông Thòn kỳ vọng.  

Tiền đề quan trọng từ Dự án VnSAT

Bộ NN-PTNT khẳng định, để Đề án triển khai thành công, các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng về mặt tư vấn chuyên môn, kỹ thuật cũng như hỗ trợ định hướng phát triển theo đúng quy định quốc tế.

Đánh giá về Đề án 1 triệu ha lúa, TS Cao Thăng Bình (chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam) cho rằng, đây là “một sáng kiến tốt, đúng thời điểm” khi ngành nông nghiệp cần phải chuyển đổi sản xuất theo hướng phát thải thấp.

Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Bộ NN-PTNT thực hiện 2 dự án nhằm chuyển đổi nông nghiệp theo hướng bền vững, phát thải thấp. Gần đây nhất là Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) đã giúp chuyển đổi 148.000ha lúa sản xuất theo hương phát thải thấp. Ông Bình cho biết, định hướng của Ngân hàng Thế giới là nhân rộng mô hình này trên nền tảng của dự án cũ.

Empty

Những chuyển biến tích cực trong sản xuất lúa vùng ĐBSCL mà Dự án VnSAT đã đạt được trong những năm qua là tiền đề quan trọng cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Ảnh: Trung Chánh.

TS Cao Thăng Bình cũng khẳng định, Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà Ngân hàng Thế giới hỗ trợ về sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải để bán tín chỉ carbon cho các thị trường carbon trên thế giới. “Về nguồn lực, các quỹ tài chính và Ngân hàng Thế giới đã sẵn sàng, vấn đề tùy thuộc về phía Việt Nam sẽ tiếp nhận nguồn lực đó nhanh chóng và hiệu quả thế nào để thực hiện Đề án”, ông Bình cho biết.

Về phía IRRI, TS Bas Bouman, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển, Nhà khoa học danh dự của IRRI cho biết, với quá trình làm việc nhiều năm giữa IRRI và Việt Nam, IRRI đang tăng cường hợp tác nhiều hơn nữa với Bộ NN-PTNT. Ông Bas Bouman cho biết, IRRI đang cố gắng kết hợp sử dụng các nghiên cứu, phương pháp để ứng dụng vào phát triển ngành lúa gạo Việt Nam cũng như đẩy mạnh chuyển giao công nghệ giúp nông dân tăng năng suất, sản lượng, từ đó cải thiện thu nhập và đời sống cho nông dân.

“Với việc giới thiệu giống mới giúp tăng nhiều giá trị hơn cho hạt gạo, chúng tôi đã có những kế hoạch và chiến lược lâu dài với Việt Nam, mục tiêu hướng tới 3 trụ cột gồm nghiên cứu, phát triển và tính tác động”, TS Bas Bouman cho biết.

“Về nguồn lực, chúng tôi đã dự trù đầy đủ để hỗ trợ cho Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi đã mang đến các quỹ tài chính carbon, quỹ tài chính khí hậu để hỗ trợ Việt Nam với những khoản vốn không hoàn lại nhằm chi trả tín chỉ carbon cho nông dân tham gia Dự án VnSAT trong thời gian qua. Đồng thời, cũng nhằm tạo động lực cho những người tham gia Dự án khi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa”, TS Cao Thăng Bình chia sẻ.

Cũng theo ông Bình, nếu đạt mục tiêu nhân rộng 1 triệu ha lúa sản xuất phát thải thấp, nguồn bán tín chỉ carbon sẽ mang lại nguồn lợi đáng kể cho toàn bộ nông dân ở khu vực ĐBSCL.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.