| Hotline: 0983.970.780

Có một rừng lim xanh như thế

Thứ Hai 14/12/2020 , 07:10 (GMT+7)

Bỏ đường cái lớn, vượt gần chục cây số đường thôn gập ghềnh, có lúc ngã dúi dụi, mới vào được khu rừng lim do người dân tộc Cao Lan trông coi và bảo vệ…

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Lục Nam và tác giả (trái).

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Lục Nam và tác giả (trái).

Huyền thoại rừng lim xanh

Khu rừng lim xanh này, nằm ở thôn Đá Húc, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Nay 3 thôn Đá Húc, Suối Mản, Nghè Mản sáp nhập lại thành thôn Nghè Mản, do Tơ Văn Thắng làm Trưởng thôn.

Đây là khu rừng lim xanh do người Cao Lan trông giữ. Một trong những cách trông giữ độc đáo, lạ lùng về bảo vệ rừng (BVR). Nhất là bảo vệ loại rừng quí hiếm, như rừng lim xanh ở vùng này.

Cách quản lý, bảo vệ độc đáo và lạ lùng ở chỗ: Trông coi rừng, do người địa phương, tức là người dân tộc Cao Lan.

Đi ngược thời gian, thì việc quản lý, bảo vệ rừng này có từ thời bao cấp, thời quản lý của HTX. Sau đó việc BVR chuyển sang các tổ BVR của thôn, bản. Mỗi thôn có một tổ, gọi là Tổ xung kích BVR. Mỗi tổ xung kích có từ 3 đến 5 người.

Quản lý trực tiếp, còn có một người, gọi là Trưởng nhang, làm nhiệm vụ quét dọn, hương khói trong khu rừng. Khu rừng này có một miếu thờ lớn, gọi là miếu chính. Xung quanh có các miếu nhỏ. Người dân ở đây cho biết, việc trông coi, chăm sóc rừng, đều do đồng bào Cao Lan đảm nhiệm. Người Cao Lan trông coi tự nguyện, cha truyền con nối, hoặc đời nọ truyền đời kia, không đứt quãng, không sao nhãng. Trưởng nhang cũng vậy, đời truyền đời, không lúc nào tắt hương khói.

Có một điều rất kỳ lạ ở khu rừng này, là miếu thờ linh thiêng đến nỗi khi không có người trông giữ, nhưng rừng lim có bao nhiêu cây vẫn nguyên vẹn, không suy suyển mảy may.

Lim xanh thân cao, thẳng, thớ gỗ rất mịn, khác hẳn loại lim thường. Gỗ được dùng đóng các loại đồ đạc quý. Cho nên đó là mục tiêu khai thác của lâm tặc.

Bọn lâm tặc cực kỳ thèm muốn loại lim xanh, nhất là lim xanh ở Bình Sơn – Bắc Giang này. Ấy thế mà hàng trăm năm nay, rừng lim vẫn nguyên vẹn và phát triển.

Hiện nay có hàng trăm cây từ hai đến ba người ôm. Có không ít những cây bốn đến sáu người ôm. Và cũng không ít cây có tuổi thọ từ 100 tuổi đổ lên.

Làm cách nào để bảo vệ khu rừng quý hiếm? Như trên đã nói, ngoài yếu tố con người, còn một yế tố quan trọng, là tâm linh. Ngôi miếu kia, chính là yếu tố tâm linh.

Có những toán lâm tặc vào rừng, chỉ khai thác kiểu “lặt vặt” thôi, khi về địa phương, không hiểu sao ốm đau, bệnh tật, thậm chí chết người. Và họ nghĩ rằng, đó chính là dám động vào rừng lim xanh, dám động vào sự linh thiêng của núi rừng.

Người Cao Lan kể rằng, khoảng những năm 90 của thế kỷ trước, có một nhóm lâm tặc lẻn vào rừng, chặt mất 3 cây lim xanh. Mang đi được ít lâu, bỗng người trông coi rừng thấy họ mang 3 cây lim xanh lại trả. Rồi khấn vái xì xụp ở miếu. Họ nói rằng, dường như “thần rừng” đã trừng phạt họ, gia đình họ, nên phải đích thân mang trả lại cho rừng.

Từ đó đến nay, không có gã lâm tặc nào dám bén mảng, xâm hại đến khu rừng. Và những cây lim xanh, cứ xanh tươi mơn mởn, cứ phát triển, những thân cây thẳng tắp cứ vươn lên, vươn lên mãi.

Phó Hạt trưởng kiểm lâm Lục Nam Nguyễn Đình Dũng cho biết, vấn đề cốt lõi vẫn là những người coi rừng, giữ rừng. Nhưng chính yếu tố tâm linh đã tác động rất mạnh đến bọn lâm tặc. Và sự kết hợp này khiến bọn lâm tặc không dám bén mảng đến rừng, không còn ý tưởng khai thác rừng ở đây…

Ngôi miếu nhỏ trong rừng lim xanh.

Ngôi miếu nhỏ trong rừng lim xanh.

Sống vì rừng, nguồn vui từ rừng

Trước đây, những người Cao Lan ở gần khu rừng lim xanh, sống nhờ vào ruộng cấy lúa. Ở vùng này núi đồi xen ruộng, nên ruộng đất manh mún. Chỉ trồng lúa thì đời sống rất khó khăn, thậm chí không đủ sống. Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho người dân ở đây bằng cách giao đất trồng rừng.

Còn khá nhiều đất đồi, đất núi bỏ trống. Người dân nhận đất để trồng rừng. Có gia đình nhận 1,2ha. Có gia đình nhận trên chục héc-ta. Thậm chí có gia đình nhận cả trăm hec-ta. Đất nhận được trồng bạch đàn. Loại cây này mau lớn, chỉ 6 đến 8 năm là khai thác được.

“Đầu ra” đã có các cơ sở chế biến gỗ quanh địa bàn, các nhà máy giấy ngoại tỉnh thu mua. Từ khi nhận đất trồng rừng, đời sống người dân dễ chịu hẳn. Có gia đình trở thành “đại gia”, cuộc sống sung túc. Như vậy, để có thể “sống vì rừng”, người dân tồn tại bằng cách trồng thêm rừng, phát triển rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Thật “nhất cử lưỡng tiện”.

Sống vì rừng. Quản lý rừng bằng đam mê, lấy quản lý rừng làm niềm vui. Đó là cách sống của người Cao Lan ở vùng đất này. Chúng tôi được người dân kể lại rằng, có nhiều cụ già trên tuổi bảy mươi, có cụ gần chín mươi… đã sống nhiều năm ở cạnh rừng, rất say mê với việc BVR.

Thậm chí có cụ già “mê rừng” đến mức coi cây già như bè bạn, coi cây non như con cháu. Ngày nào không ra “ngắm” rừng thì nhớ không chịu được. Cụ Tơ Văn Quang, 88 tuổi, chính là một người như thế.

Sức sống của rừng

Cán bộ kiểm lâm Nguyễn Đình Dũng cho biết, khu rừng lim xanh này diện tích không lớn, chỉ dưới chục hec-ta. Nhưng đây là khu rừng đặc biệt quý hiếm, vì đã tồn tại nguyên vẹn hàng trăm năm nay. Cũng nhờ sự quản lý, bảo vệ độc đáo, khác lạ của người dân ở đây, sự kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn giữa cán bộ kiểm lâm và người thôn bản, nên khu rừng dù rất gần đường cái lớn, vẫn được giữ nguyên sơ và sẽ còn nguyên sơ mãi mãi…

Theo anh Lục Văn Chắc – Phó Trưởng thôn Nghè Mản – thì thôn đang có dự kiến sẽ nhân giống lim xanh để thay thế các cây bị bệnh và làm dày đặc thêm khu rừng. Một mặt thôn khai thác giống cây có sẵn, một mặt nhờ sự giúp sức của Hạt kiểm lâm. Điều này đã được cán bộ kiểm lâm của Hạt ghi nhận và sẽ nhanh chóng thực hiện. Đây cũng đã nằm trong chương trình phát triển rừng của Hạt.

Chúng tôi được biết, Hạt Kiểm lâm Lục Nam rất coi trọng việc BVR như ở Nghè Mản. Việc BVR ở đây là sự tự nguyện, đã ăn sâu vào đời sống của người dân thôn bản, như thể BVR rừng là nguồn vui, là máu thịt của họ. Bởi thế mà rừng được bảo vệ, không bao giờ tàn phai, không bao giờ bị phá hoại. Đúng là một “mô hình” mà nếu phát triển ở mọi nơi, thì thật tuyệt vời. Đương nhiên ở nơi đây làm được, nhưng nơi khác thì không.

Hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng ở nhiều nơi…

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Khởi công cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Đây sẽ là tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa chiến lược, kết nối Đông Nam bộ như sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc, cảng biển với khu vực Tây Nguyên.