| Hotline: 0983.970.780

Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển còn nhiều hạn chế

Thứ Sáu 18/12/2020 , 11:32 (GMT+7)

Thời gian qua nuôi biển của Việt Nam đã chuyển biến tích cực, song cơ sở hạ tầng phục vụ còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, nuôi biển của chúng ta còn nhiều thách thức, trong đó cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức. Ảnh: KS.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, nuôi biển của chúng ta còn nhiều thách thức, trong đó cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức. Ảnh: KS.

Ngày 18/12, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã chủ trì Hội nghị ‘phát triển nuôi biển bền vững’.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thế kỷ 21 các quốc gia phát triển nuôi biển mạnh mẽ. Đối với Việt Nam chúng ta có tiềm năng nuôi biển rất lớn, với chiều dài 3.266 km bờ biển, diện tích phát triển ngành nuôi biển trên dưới 500 km2. Những năm qua, nuôi biển đã có bước chuyển biến tích cực như về diện tích đạt gần 256 nghìn ha, sản lượng gần 600 ngàn tấn vào năm 2019 và năm nay dự kiến đạt 620 ngàn tấn. Có thể nói tốc độ tăng bình quân trong những năm qua khoảng 23,3%, ít có ngành, lĩnh lực nào có tốc độ phát triển như thế.

Tuy nhiên nuôi biển của Việt Nam còn đứng trước khó khăn và thách thức rất lớn về giải pháp, kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật cũng như xây dựng cơ chế chính sách. Chúng ta hiện có Nghị quyết Trung ương 36 về kinh tế biển, luật thủy sản 2017 và hàng loạt cơ chế chính sách khác nên nuôi biển  đã có bước tăng trưởng về diện tích, sản lượng như trên.

Và, ở góc độ kỹ thuật hiện chúng ta có nhiều cơ sở sản xuất giống, rất nhiều sản phẩm, đối tượng có giá trị lớn như tôm hùm, cá chẽm, cá giò, cá chim vây vàng, cá song và hoàn toàn đáp ứng rất nhiều thị trường.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiên tham quan mô hình nuôi biển theo công nghệ Na Uy trên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiên tham quan mô hình nuôi biển theo công nghệ Na Uy trên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

“Nuôi biển trong những năm vừa qua đã hình thành, tuy nhiên chúng ta nhìn lại thấy còn rất nhiều khó khăn thách thức để có ngành công nghiệp nuôi biển như các nước phát triển, tiêu biển như Na Uy”, Thứ trưởng nhấn mạnh và nêu những khó khăn thách thức, trước hết là hạ tầng. Những năm qua việc đầu tư hạ tầng thủy sản nói chung, nuôi biển nuôi riêng chưa tương xứng với tiềm năng. Và, nếu có hạ tầng tốt thì Việt Nam có ngành công nghiệp nuôi biển sớm hơn và tranh thủ được lợi thế nhiều hơn.

“Năm nay chúng ta ảnh hưởng Covid-19 rất nặng nề, ngoài ra nông nghiệp bị ảnh hướng rất lớn do biến đổi khí hậu như: mưa đá, giống lốc, lũ lụt, lũ chống lũ, bão chồng bão nhưng chúng ta vẫn đạt chỉ tiêu. Cụ thể thủy sản dự kiến khai thác đạt trên 3,9 triệu tấn, nuôi trồng 4,6 triệu tấn và xuất khẩu 8,6 tỷ USD. Tổng xuất khẩu ngành trên 41 tỷ USD (mục tiêu 40 tỷ USD), thặng dự thương mại trên 10 tỷ USD”, Thứ trưởng chia sẻ, ngành nông nghiệp rất quan trọng, đặc biệt là thủy sản.

Ngoài thách thức cơ sở hạ tầng, Thứ trưởng còn cho rằng nuôi biển còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chi tiết. Khoa học công nghệ trong sản xuất giống còn hạn chế; công nghệ sản xuất chưa chủ động hoàn toàn, con giống sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm…

Xem thêm
Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.