| Hotline: 0983.970.780

Cổ tích về người cha nuôi

Thứ Năm 11/03/2010 , 10:04 (GMT+7)

Không quá khó để tìm về thôn Phù Yên, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Quê hương thứ hai của cô gái lưu lạc đồng thời là nhà của anh Đặng Xuân Đạc, nhân vật chính viết nên câu chuyện cổ tích.

Chị Mộng (giữa, hàng đầu) và ông Đạc (giữa, hàng sau) trong ngày đoàn tụ

…Tôi gặng hỏi mãi thì cháu nhớ được là ở quê mình người ta hay đội cái gì đó ở trên đầu. Tôi hỏi tiếp là ở quê có hay ăn cá và đội muối không thì cháu lắc đầu. Từ những chi tiết vô cùng nhỏ đó tôi đoán được quê của cháu thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, vậy là tôi lại tiếp tục đi… 

“Ai cũng làm như tôi thôi” 

Không quá khó để tìm về thôn Phù Yên, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Quê hương thứ hai của cô gái lưu lạc đồng thời là nhà của anh Đặng Xuân Đạc, nhân vật chính viết nên câu chuyện cổ tích. Nhắc lại cái ngày tình cờ đó, anh Đạc nở một nụ cười hiền: “Có gì to tát đâu các anh! Ở vào hoàn cảnh lúc bấy giờ ai cũng làm như tôi thôi”.

Chuyện xảy ra cách đây đã 23 năm, đó là đầu năm 1986, trong một lần về Quảng Ninh thăm người nhà bị ốm, khi qua bến cảng Phả Lại, anh Đạc ghé quán nước nghỉ ngơi cho lại sức để đi tiếp. Vừa đặt chiếc ba lô xuống chân thì có một cô bé tóc tai bù xù, áo quần rách rưới đến xin ăn. Thấy cô bé đáng thương tội nghiệp, anh Đạc mua bánh cho cô bé đó ăn, rồi mua nước cho uống. Qua câu chuyện của bà chủ quán, anh Đạc biết được cô bé tên là Mộng, bị lạc bố mẹ, lang thang xin ăn ở đây đã hơn một tuần. Hôm trước, khát quá cô bé xuống sông uống nước bị ngã suýt chết đuối, may ngươi ta cứu không thì làm mồi cho Hà Bá.

“Trên chuyến xe về nhà, trong đầu tôi luôn phảng phất hình ảnh cô bé với đôi mắt còn thơ dại hàng ngày phải chống trọi với đói rét. Nhỡ cô bé lại xuống sông uống nước thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Sau chuyến đi Quảng Ninh về ấy, không đêm nào tôi chợp mắt được”, anh Đạc bộc bạch. Thế rồi đến đêm thứ 3, anh Đạc vùng dậy gấp quần áo, anh nói với vợ là ngày mai anh sẽ về lại Quảng Ninh đón cô bé về làm con nuôi. Chuyến xe khách từ Bắc Ninh đến Quảng Ninh chỉ gần trăm cây số mà anh Đạc thấy nó dài hơn lúc nào hết. “Tôi mong xe chạy thật nhanh, chỉ sợ đến nơi cô bé đi nơi khác mất rồi. Thật may mắn khi cô bé vẫn còn ở đó, tôi hạnh phúc ôm cô bé vào lòng như ôm chính đứa con của mình vậy”.

Trước khi đón cô bé về anh Đạc lấy phấn viết lên tường nhà bà lão bán nước tên, tuổi và địa chỉ của mình. Sau khi đổi lại tên Mộng thành Thau, anh Đạc dẫn cô bé đến chính quyền địa phương làm thủ tục nhận con nuôi. Có được một mái ấm, Mộng không còn phải lang thang xin ăn nữa. Cô đã có cơm ăn, áo mặc, được đi học như bao đứa trẻ khác và hơn nữa Mộng có các em để vui đùa. Thế rồi thời gian cũng trôi đi và Mộng cũng dần khôn lớn. Nỗi nhớ bố mẹ và mảnh đất chôn rau cắt rốn khiến mộng nao nao trong lòng. Cô luôn ngồi ủ rũ một mình hướng ánh mắt xa xăm.

Thấy con gái buồn, anh Đạc gặng hỏi thì Mộng bảo nhớ nhà. Nhưng do Mộng bị bệnh thiểu năng trí tuệ nên cô không thể nhớ nổi quê mình ở đâu, cô chỉ biết bố tên là Miêu, mẹ là Bới còn chị tên Mơ. Với lượng thông tin ít ỏi đó, việc tìm lại quê hương cho Mộng còn khó hơn là mò kim đáy bể. Thương con, anh Đạc đêm ngày suy nghĩ, thế rồi anh cũng tặc lưỡi quyết định thực hiện một cuộc hành trình tìm lại quê hương cho con.

15 ngày phiêu bạt

Trước khi thực hiện cuộc hành trình, anh Đạc đã lục lọi tất cả những chi tiết gì liên quan quan đến con. Đầu tiên, anh gửi thông tin lên báo đài, nhưng không có hồi âm. Anh về lại Quảng Ninh song các thông tin về con gái vẫn chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Anh Đạc bồi hồi nhớ lại: “Tôi gặng hỏi mãi thì cháu nó nhớ được là ở quê mình người ta hay đội cái gì ở trên đầu. Tôi hỏi tiếp là ở quê có hay ăn cá và đội muối không thì cháu lắc đầu. Từ những chi tiết vô cùng nhỏ đó tôi đoán được quê của cháu thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, vậy là tôi lại tiếp tục đi”.

Đầu năm 2007, anh Đạc vay mượn được một triệu đồng, bán đi 3 tạ thóc cùng nhiều thứ lặt vặt khác được một món tiền khá khá. Vậy là hai bố con lên xe bắt đầu cuộc hành trình đãi cát tìm vàng. Địa điểm lần này là tỉnh Hà Nam Ninh cũ gồm Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Đi đến tỉnh nào anh Đạc dẫn con vào Hội Chữ thập đỏ và cơ quan công an tỉnh đó để hỏi thăm rồi để lại thông tin, số điện thoại. Ròng rã hết ba tỉnh mà chưa có một chút thông tin gì trong tay, tiền trong người cũng đã hết, dọc đường hai bố con anh Đạc phải xin ăn từng bữa để duy trì cuộc hành trình. Nhiều lúc phải ngủ lại ở bến tầu, nhà xe nhưng hai bố con vẫn không chùn bước. Bước sang ngày thứ 15, vẫn không có tin tức gì, hai bố con thì đói mệt rã rời. Anh Đạc thấy con gái không thể đi tiếp được nữa nên ra quốc lộ 1A xin đi nhờ xe về nhà.

Cuộc đoàn tụ như mơ

Chị Mộng và mẹ đẻ sống vui vẻ sau 20 năm lưu lạc

Chiếc xe khách cà tàng chạy đến địa phận tỉnh Hà Nam, bỗng anh Đạc thấy trong người bồn chồn, bứt rứt. Anh xin xuống xe chạy thẳng đến bưu điện gần đó gọi điện về nhà. Từ phía đầu dây bên kia, vợ anh chị Trần Thị Vàng nói như reo trong điện thoại: “Tìm thấy rồi anh ơi”.

“Ngay lập tức tôi quên hết mệt mỏi dắt con gái vừa đi vừa chạy vào Phòng hồ sơ công an tỉnh Hà Nam. Vừa thấy cha con tôi các đồng chí ấy đã chúc mừng ngay”. Sau khi anh Đạc để lại thông tin, các chiến sĩ Phòng hồ sơ công an tỉnh Hà Nam đã lục tìm lại hồ sơ và thấy một tờ khai CMND mang tên Lê Thị Bới, chồng là Đỗ Đình Miêu, trú tại thôn Trịnh Xuân, xã Châu Sơn, huyện Kim Bảng nay là tổ 14, phường Lê Hồng Phong, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ngay lập tức, họ cử người đến phường Lê Hồng Phong để xác minh thì điều đó là sự thật. Gia đình chị Lê Thị Bới và anh Đỗ Đình Miêu có một con gái bị lạc từ năm 1986 trong một lần đi với bố về Quảng Ninh. Từ đó tới nay không thấy tin tức gì.

Nhớ lại giây phút gặp gỡ cảm động ấy, anh Đạc không giấu nổi niềm hạnh phúc: “Tôi không nghĩ là mình có thể tìm được bố mẹ đẻ cho cháu. Giờ nghĩ lại tôi thấy mình cũng liều thật, không có manh mối nào đáng tin cậy mà vẫn đi. Cũng may là đi đâu chúng tôi đều được mọi người tận tình giúp đỡ”. Giờ Mộng đã về ở với mẹ đẻ ở Hà Nam, còn anh Đạc dù đường có xa xôi, cách trở nhưng lâu lâu anh lại phi xe về Hà Nam thăm con, có khi anh đón Mộng về Bắc Ninh chơi một vài tuần rồi lại đèo về.

Đem tình thương và nỗi nhớ của người cha nuôi Đặng Xuân Đạc chúng tôi tìm về tổ 14, phường Lê Hồng Phong, TP Phủ Lý nơi Mộng đang quây quần bên gia đình của mình. Với chút vốn nghề may học được từ thời còn ở với bố Đạc, Mộng cũng đã tự lo được cho cuộc sống hàng ngày. Gặp chúng tôi, bà Lê Thị Bới, mẹ đẻ của Mộng mừng rối rít. Bà bảo, nếu không có bố Đạc mẹ Vàng, không có các đồng chí công an tỉnh Hà Nam thì mẹ con bà không có ngày đoàn tụ như hôm nay.

Đôi mắt rơm rớm bà bới xúc động kể lại: “Năm cái Mộng lên 4 tuổi theo bố nó ra Quang Ninh thăm nhà bà con thì bị lạc. Vợ chồng chúng tôi đã đi tìm nhưng mà không thấy. Cứ nghĩ là con đã bị bán sang Trung Quốc nên tôi buồn lắm. Đêm nào cũng mơ thấy nó. Hôm các anh công an dẫn hai bố con nó đến nhà bảo đã tìm thấy cái Mộng. Hơn 20 năm rồi nhưng tôi không bao giờ quên đứa con gái bé bỏng của mình. Hai mẹ con cứ thế mà ôm nhau khóc”. Buổi đoàn tụ ngày hôm đó, không chỉ Mộng, anh Đạc và bà Bới thấy vui mà hàng xóm xung quanh cũng vui lây ùn ùn kéo sang chúc mừng. Dù không được minh mẫn nhưng khi hỏi về bố Đạc, Mộng nói ngay, bố Đạc, mẹ Vàng tốt lắm, tốt như ông bụt vậy”.

Cuộc đời con người như là một vòng tròn khép kín vậy, số phận đã lấy đi của Mộng sự thông minh, nhanh nhẹn, nhưng bù lại số phận lại cho em một người cha nuôi trên cả tuyệt vời.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm