| Hotline: 0983.970.780

Cồn Chim ký sự: 'Kể tội' chim cồng cộc

Thứ Sáu 13/05/2022 , 06:15 (GMT+7)

Từ ngày chim cồng cộc xuất hiện, ngư dân nuôi thủy sản ở Cồn Chim ăn không ngon ngủ không yên, vì lũ chim này liên tục 'ăn trộm' thủy sản nuôi trong ao.

“Kẻ trộm”

Do nằm biệt lập giữa đầm Thị Nại, từ bao đời nay, người dân xóm Cồn Chim thuộc thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định) đã quen chung sống với muôn loài chim trời. Thế nhưng từ khi cánh rừng ngập mặn trên đầm Thị Nại xuất hiện loài chim mang tên cồng cộc, người dân Cồn Chim phải chia tay với sự bình yên. Chúng là loài “chim tặc”, chuyên ăn trộm thủy sản của người dân Cồn Chim nuôi trong các ao đìa. Từ dăm ba con lẻ tẻ ban đầu, lũ chìm cồng cộc rủ nhau về ngày càng đông, khiến người dân Cồn Chim lâm cảnh khốn đốn vì chuyện làm ăn trở nên xáo trộn.

Theo lời kể của anh Trương Xuân Đưa, Trạm trưởng Trạm Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp thuộc Trung tâm Khuyến nông Bình Định, ngày anh về công tác tại Khu sinh thái Cồn Chim - Đầm Thị Nại vào năm 2004, khi ấy trên đầm Thị Nại chưa xuất hiện chim cồng cộc. Đến năm 2010 thì lũ cồng cộc bỗng dưng xuất hiện, ban đầu chỉ lai rai, sau càng ngày càng nhiều.

Số lượng chim cồng cộc tập trung tại Cồn Chim ngày càng nhiều. Ảnh: V.Đ.T.

Số lượng chim cồng cộc tập trung tại Cồn Chim ngày càng nhiều. Ảnh: V.Đ.T.

“Loài chim này di cư theo mùa từ nơi khác đến Cồn Chim. Khi ấy rừng ngập mặn trên đầm Thị Nại đã hồi phục, ngoài những diện tích rừng gồm các loại cây đước, cây bần trắng và cây mắm trắng do nhà nước trồng, người dân Cồn Chim còn trồng phân tán thêm nhiều diện tích rừng ngập mặn khác, nên môi trường sinh thái vùng đầm được cải thiện rõ ràng. Cồn Chim, đầm Thị Nại bỗng trở thành những “vùng đất hứa” của lũ cồng cộc bởi sự phong phú các loài thủy sản sống trong đầm và nuôi trong các ao hồ. Do đó, những con cồng cộc liền “rủ rê” thêm đồng loại từ nơi khác tập trung về. Theo người dân địa phương, hiện nay trên đầm Thị Nại ước có khoảng 5.000 con cồng cộc đang trú ngụ, kiếm ăn. Khi đã tập trung số lượng đông, lũ cồng cộc không chỉ “săn” mồi trong tự nhiên mà còn “ăn trộm” thủy sản nuôi trong ao nuôi của người dân Cồn Chim”, anh Đưa kể.

Lão ngư Nguyễn Ngọc Hải, người đang nuôi trồng thủy sản trên diện tích 2ha tại Cồn Chim nhận xét cồng cộc là loài chim “lì hết biết”. Dáng vẻ bên ngoài của nó giống như con vịt, trọng lượng mỗi con nặng từ 4 lạng đến vài cân, nhưng mảnh khảnh và ít lông hơn nên chúng siêng bay hơn vịt, khi bay cánh của nó chớp nhanh chứ không vỗ “yểu điệu” như loài cò trắng. Chúng bơi được trên nước và lặn sâu đến 3m để săn những loài thủy sản ở tận đáy ao.

Chim công cộc đang rình bắt mồi tôm cá dưới những ao nuôi thủy sản. Ảnh: V.Đ.T.

Chim công cộc đang rình bắt mồi tôm cá dưới những ao nuôi thủy sản. Ảnh: V.Đ.T.

Ban ngày lũ cồng cộc tỏa ra đi kiếm ăn riêng lẻ, đến tối chúng tập trung về lô 3 của Khu sinh thái Cồn Chim - Đầm Thị Nại, nơi có diện tích 5ha rừng ngập mặn làm sân chim cho lũ cò trắng làm chỗ ngủ để ngủ chung với cò. Ngoài săn mồi ngoài đầm, những ao hồ nuôi thủy sản của người dân Cồn Chim cũng là nơi kiếm ăn của chúng. Chúng ăn cả tôm, cá và lươn, lạch sống dưới đáy ao. Nhiều khi thấy cồng cộc đang bơi tà tà trên mặt nước, bỗng chúng lặn mất tăm, ấy là khi chúng lặn xuống bắt những con mồi sống ở đáy ao, chiếc mỏ dài màu đen của cồng cộc còn có thể thò vào trong hang hốc để gắp mồi.

“Khi cồng cộc từ ao nuôi thủy sản trồi lên mặt nước là mình thấy trên mỏ của nó có dính con cá, con tôm, con lươn hoặc con lịch to bằng ngón tay út còn sống đang giãy giãy. Sau một hồi mỏ con cồng cộc xốc xốc, loáng sau là con mồi bị nuốt chửng. Tập tính của cồng cộc là ăn mồi tươi, tôm cá chết nổi trên mặt nước chúng chẳng thèm ăn. Từ khi cồng cộc tập trung về đầm Thị Nại số lượng nhiều, người nuôi thủy sản ở Cồn Chim trở nên khốn đốn, bời thủy sản nuôi hao hụt trông thấy khiến vụ mùa thất bát, nên người dân nuôi thủy sản ở đây rất bức xúc với loài chim này”, ông Hải bức xúc nói như kể tội lũ cồng cộc.

Trên các ao nuôi thủy sản, người dân Cồn Chim phải giăng dây, treo cờ để đuổi cồng cộc. Ảnh: V.Đ.T.

Trên các ao nuôi thủy sản, người dân Cồn Chim phải giăng dây, treo cờ để đuổi cồng cộc. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo ông Hải, sau khi cồng cộc ăn no mồi, người nó trở nên nặng trình trịch bỡi cái diều căng cứng và mình mẩy ướt sũng. Chúng liền kiếm cành cây đứng dưới nắng bay đến đậu, xoải cánh giũ phành phạch cho đến khi người nó ráo khô nước, trông nó lúc ấy rất no nê, thỏa mãn.

Lì, lanh, ma mãnh

Dù rất ghét, nhưng ngư dân Cồn Chim có người không dám gọi cồng cộc là “con” như những loài chim khác, mà gọi chúng là “ông”. Đây cũng là cách gọi húy kỵ để loài chim này bớt phá phách.

Có những trưa nắng mà người nuôi thủy sản ở Cồn Chim không dám ngủ, ngồi trên bờ canh cồng cộc. Ảnh: V.Đ.T.

Có những trưa nắng mà người nuôi thủy sản ở Cồn Chim không dám ngủ, ngồi trên bờ canh cồng cộc. Ảnh: V.Đ.T.

Trưa, đang ngồi trò chuyện với tôi trong chòi canh được dựng bên ao nuôi thủy sản rộng 2ha, bỗng vợ ông Hải nhìn thấy phía góc ao bên kia có lũ cồng cộc vừa sà xuống, bà liền cấp tốc cầm chiếc nón đội lên đầu, tất tả bước lên chiếc ghe, khua mái chèo gấp gấp đi ra phía lũ chim cồng cộc vừa xuất hiện. Khi chiếc ghe từ ao nuôi thủy sản cập bờ, vừa bước lên chòi bà vừa nói: “Tôi mà không ra kịp là ao nuôi sẽ bị mất cả ký thủy sản. Cồng cộc nhiều lắm, tối chúng ngủ, từ mờ sáng chúng đã đi kiếm ăn. Một lần chúng đi cả bầy đến 300 - 400 con, bay qua hồ nuôi thủy sản không có người canh, chúng liền “chớp thời cơ” sà xuống bắt mồi, thủy sản mình chưa kịp thu hoạch chúng đã thu hoạch trước mất”, vợ ông Hải kể lể.

Khi nỗi bực tức đối với chim cồng cộc trong lòng người nuôi trồng thủy sản ở Cồn Chim lên đến đỉnh điểm, để bảo vệ thủy sản mình nuôi, ngư dân ở đây liền tìm mọi cách để xua đuổi lũ “chim tặc” nhưng đều không khả thi, bởi lũ chim này lì lợm đến phát sợ.

Phát hiện có bầy cồng cộc vừa sà xuống bên kia ao nuôi, vợ ông Nguyễn Ngọc Hải liền chèo ghe ra đuổi để bảo vệ thủy sản nuôi trong ao. Ảnh: V.Đ.T.

Phát hiện có bầy cồng cộc vừa sà xuống bên kia ao nuôi, vợ ông Nguyễn Ngọc Hải liền chèo ghe ra đuổi để bảo vệ thủy sản nuôi trong ao. Ảnh: V.Đ.T.

Lão ngư Huỳnh Trung Tấn ở xóm Cồn Chim minh họa độ lì lợm của lũ chim Cồng Cộc: “Người nuôi thủy sản ở Cồn Chim đã tìm mọi cách để đuổi lũ chim cồng cộc, nhưng vô phương. Người thì dùng lon bia cột thành chùm, khi thấy cồng cộc bay qua là dùng dây lắc cho những chiếc lon va vào nhau kêu vang trời để đuổi chúng đi. Người thì dùng dây băng video giăng dày trên mặt ao, để dưới ánh nắng, những dây băng video phát ra ánh sáng lấp lánh, cồng cộc thấy sợ mà không dám sà xuống ăn thủy sản trong ao nuôi. Người dùng lưới đánh cá đã cũ giăng chung quanh ao đìa để ngăn cồng cộc bay vào. Người thì cắm bù nhìn đầu đội nón tay cầm cây, trên cây có cột lá cờ, gió lay lá cờ bay phất phới dọa cồng cộc, có người cột những dây cờ đầy trên mặt hồ nhưng tất cả đều vô hiệu”.

Theo người dân Cồn Chim, cồng cộc là loài chim vừa lì, vừa ma mãnh vừa rất lanh. Chúng ma mãnh đến mức nếu người nuôi trồng thủy sản ở Cồn Chim lập chòi canh trên bờ bên này ao nuôi thì chúng ăn mồi bên góc ao bên kia, bên này chủ ao rung lon đến mấy chúng cũng không hề biết sợ. Thậm chí có người tung “đòn tối hậu” với cồng cộc bằng cách mua pháo lậu, khi thấy cồng cộc sà xuống là đốt nổ vang trời để đuổi chim đi, cách này cũng chỉ khiến chúng “vắng” được vài hôm, mấy bữa sau lại thấy chúng xuất hiện. Cách gì cũng chẳng thể đuổi được cồng cộc rời khỏi “kho thức ăn” Cồn Chim.

Bà vợ ông Hải đang 'kể tội' cồng cộc với tác giả. Ảnh: V.Đ.T.

Bà vợ ông Hải đang “kể tội” cồng cộc với tác giả. Ảnh: V.Đ.T.

“Số lượng chim cồng cộc trên đầm Thị Nại tăng nhanh đến chóng mặt. Ban đầu chúng xuất hiện chỉ 5 cặp, vậy mà chẳng bao lâu sau đã tăng lên đến 50 cặp, những năm sau đó thì không thể đếm xuể. Ban đầu khi số lượng còn ít, cồng cộc ăn tôm, cá của ngư dân chẳng bao nhiêu nên người nuôi thấy bình thường. Khi chúng đã về cả bầy, cả đàn thì các ao hồ nuôi tôm cá của người dân ở đây bị cồng cộc tấn công dữ dội, nghề nuôi thủy sản của bà con trở nên thất bát. Nếu năm nào tôm cá chậm lớn như năm nay mà còn bị cồng cộc phá nữa là ngư dân chẳng còn gì để thu hoạch”, ông Nguyễn Ngọc Hải, người nuôi thủy sản ở Cồn Chim than thở.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.