| Hotline: 0983.970.780

Cộng đồng ứng phó rủi ro thiên tai

Thứ Tư 08/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Ngày 7/4, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị “Sơ kết đánh giá kết quả 5 năm thực hiện đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.

Ông Đặng Quang Minh, PGĐ phụ trách Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tại (Tổng cục Thủy lợi) cho biết, tháng 7/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng” theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg.

Kết quả, sau 5 năm, đề án đã ban hành bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn thực hiện theo dõi, đánh giá hướng dẫn chi tiết nội dung, cách thức, quy trình tổ chức thực hiện tại các cấp.

Thống nhất các tài liệu về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để sử dụng phạm vi toàn quốc; UBND các tỉnh, TP chỉ đạo xây dựng sổ tay hướng dẫn, tài liệu đào tạo, tập huấn và lưu ý đến đặc điểm thiên tai tại địa phương.

Tính đến tháng 12/2014 đã đào tạo được 1.132/1.439 giảng viên cấp tỉnh, đạt 79% làm cơ sở nòng cốt để tiếp tục triển khai thực hiện đề án tại cộng đồng.

Ngoài ra, còn đào tạo ở 15 huyện với 106 người và 59 cán bộ cấp xã của tỉnh Kiên Giang. Khoảng 30 tổ chức phi chính phủ hoạt động trực tiếp tại các địa phương thực hiện hiệu quả mô hình quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng.

Hầu hết các tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện, trong đó 34 tỉnh đã có báo cáo bố trí ngân sách thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực của người dân với tổng kinh phí hơn 406 tỷ đồng. Đã có 1.677 xã với hàng triệu người dân tại các xã được hưởng lợi từ các hoạt động từ đề án.

Ông Phạm Đức Dũng, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết, những năm qua Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản chính sách về phòng chống thiên tai, thực hiện tốt phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương hiệu quả". Khi thiên tai xảy ra địa phương đã chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả theo phương châm “4 tại chỗ”.

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết sẽ hoàn thành tài liệu về phòng chống thiên tai và thích ứng với BĐKH vào giảng dạy ở các cấp học; đồng thời tính toán và đề xuất lồng ghép các kiến thức vào chương trình đổi mới giáo dục phổ thông từ năm 2018.
Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ NN-PTNT, BCĐ PCLB Trung ương hỗ trợ, phân bổ kinh phí từ ngân sách để thực hiện kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai giai đoạn 2011-2020.

“Thực hiện đề án từ năm 2009 - 2014, chúng tôi đã đào tạo được 25 giảng viên cấp tỉnh, tập huấn 350 cán bộ cấp xã, thôn bản trực tiếp làm công tác quản lý rủi ro thiên tai; xây dựng được 4 bản đồ số cho các xã quản lý rủi ro thiên tai.

Trang bị 6 hệ thống loa cảnh báo truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng; lắp đặt 1 trạm đo mưa tự động tại huyện Sa Pa, nơi ảnh hưởng nhiều nhất bởi lũ quét và sạt lở. Tổ chức 24 cuộc diễn tập ứng phó thảm họa lũ quét, sạt lở tại cộng đồng với 19.200 người tham gia…”, ông Dũng chia sẻ.

Ông Hồ Duy Phiệt, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý đê điều (Chi cục Quản lý đê điều & PCLB Hà Tĩnh) cho biết, sau 5 năm Hà Tĩnh đã tổ chức tập huấn về kiến thức đánh giá thiên tai, xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và giám sát cho 200 cán bộ nhóm kỹ thuật cấp tỉnh, 500 cán bộ nhóm kỹ thuật cấp xã và trên 700 đối tượng là cộng đồng dân cư.

Còn ông Lê Viết Thuận, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Đắk Nông kiến nghị Bộ NN-PTNT xây dựng kế hoạch cụ thể, các giải pháp phải tiến hành thường xuyên, liên tục và phù hợp với từng địa phương; đồng thời hỗ trợ tài liệu về tập huấn, tuyên truyền, nhất là cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng đánh giá cao sự vào cuộc của các địa phương, đặc biệt là hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ. Nhờ vậy trong lĩnh vực phòng chống thiên tai đã đạt nhiều thành tựu. Thời gian tới các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông để chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hiệu quả. Bộ NN-PTNT sẽ sớm trình Chính phủ xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai cấp Quốc gia...

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xuất khẩu nông sản 4 tháng đạt hơn 19 tỷ USD

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, do có sự chuẩn bị, dự báo chính xác nên 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt hơn 19 tỷ USD (tăng hơn 23%).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đội Bình nghĩa sĩ Hà thành muôn thuở chẳng phai mờ

Ông Đặng Đình Tân - nguyên Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ cho biết, để ghi công cụ Đội Bình, tổng Đại Bối đổi tên thành tổng Đội Bình, nay là xã Đội Bình.