| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ sinh học đóng vai trò nòng cốt với ngành lâm nghiệp

Chủ Nhật 13/09/2020 , 09:08 (GMT+7)

Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp vừa tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả chương trình Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực Lâm nghiệp” giai đoạn 2006-2020.

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cùng đại diện một số doanh nghiệp lâm nghiệp, các nhà khoa học tại Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam và Trường đại học và Viện nghiên cứu. Ảnh: Vafs.

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cùng đại diện một số doanh nghiệp lâm nghiệp, các nhà khoa học tại Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam và Trường đại học và Viện nghiên cứu. Ảnh: Vafs.

Sau 15 năm nghiên cứu, mặc dù số lượng nhiệm vụ và kinh phí còn hạn chế nhưng chương trình Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực Lâm nghiệp đã đạt được một số kết quả đáng tự hào như: Đã công nhận được 7 giống Keo lai, 4 giống Keo lai tam bội và 2 giống Bạch đàn lai có năng suất cao được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.

Chương trình cũng nghiên cứu và sản xuất thành công 2 loại chế phẩm phục vụ trồng và chăm sóc rừng. Tạo được gần 100 các dòng Bạch đàn và Xoan chuyển gen liên quan đến các tính trạng kinh tế như sinh trưởng và sợi gỗ; Phát triển được các chỉ thị phân tử có tương quan đến tính trạng sinh trưởng và sinh tổng hợp cellulose, lignin.

Bên cạnh đó, chương trình đã đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ sinh học lâm nghiệp. Những kết quả này đã đáp ứng được mục tiêu của chương trình, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng và được các bộ, ngành và các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao.

Các báo cáo tham luận tại hội thảo đã nêu bật kết quả nghiên cứu của chương trình từ năm 2006 đến nay đồng thời chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế trong trong thời gian qua và những định hướng trong thời gian tới. Ảnh; Vafs.

Các báo cáo tham luận tại hội thảo đã nêu bật kết quả nghiên cứu của chương trình từ năm 2006 đến nay đồng thời chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế trong trong thời gian qua và những định hướng trong thời gian tới. Ảnh; Vafs.

Với kết quả đạt được trong giai đoạn 2006 - 2020, ngành lâm nghiệp xác định, nghiên cứu công nghệ sinh học giai đoạn 2020 - 2030 vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp tiếp tục đóng vai trò nòng cốt.

Các hướng nghiên cứu đề xuất ưu tiên là nghiên cứu chọn giống ứng dụng công nghệ sinh học cho các loài cây trồng rừng chính như keo, bạch đàn và một số loài cây bản địa. Nghiên cứu tạo các giống mới bằng phương pháp đa bội thể cho các loài cây trồng rừng chính. Nghiên cứu phân lập và chuyển một số gen liên quan đến chất lượng gỗ, chống chịu sâu bệnh hại, chịu hạn, chịu mặn phục vụ cho nghiên cứu chọn tạo giống mới.

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng thư viên mã vạch di truyền (DNA barcode) cho các loài cây quý hiếm, bị đe dọa ở Việt Nam. Hoàn thiện công nghệ vi nhân giống quy mô công nghiệp cho các giống mới keo, bạch đàn và một số loài cây bản địa, cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, diện tích gây trồng lớn và chuyển giao cho các cơ sở sản xuất.

Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm vi sinh vật tăng cường phân giải lân, cố định đạm và phục hồi hệ vi sinh vật, độ phì đất rừng, vi sinh vật phân hủy vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng, vật liệu cháy dưới tán rừng.

Ngoài ra, nghiên cứu sản xuất các chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học nội sinh để kích kháng, phòng trừ sâu, bệnh hại, tăng năng suất rừng trồng cũng là nhiệm vụ quan trọng.

Xem thêm
Ngành gỗ Bình Định đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cục Hải quan Bình Định vừa đối thoại với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định về những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan khi tham gia xuất nhập khẩu.

Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng

Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2%, tỉnh Gia Lai đang chủ trương trải 'thảm đỏ' đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng.

Phú Yên ứng dụng công nghệ quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đang ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm giúp cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.