| Hotline: 0983.970.780

Cụ ông 80 tuổi nuôi hai con tật nguyền

Thứ Sáu 13/04/2012 , 10:02 (GMT+7)

Cụ ông đó là Nguyễn Nhỏ (80 tuổi) ở đội 7, xóm Đông Phú, xã Hậu Thành (Yên Thành – Nghệ An).

Cụ ông có dáng người nhỏ thó, khuôn mặt gầy xương, sạm đen vì những năm tháng vất vả, ngày qua ngày vẫn làm thuê làm mướn kiếm cơm nuôi hai đứa con một câm điếc một thần kinh của mình. Không biết các con của cụ sẻ sống ra sao đây một khi cụ không còn trên đời này nữa.

Cụ ông đó là Nguyễn Nhỏ (80 tuổi) ở đội 7, xóm Đông Phú, xã Hậu Thành (Yên Thành – Nghệ An). Nhắc tới hoàn cảnh của gia đình ông người dân nơi đây ai cũng xót xa thương cảm, bởi tuổi đã cao nhưng ông vẫn chưa một ngày được nghỉ ngơi, mà ngày ngày vẫn đi làm thuê kiếm cơm nuôi hai đứa con một bị câm điếc bẩm sinh, tình nết thất thường, một thì bị thần kinh từ nhỏ. 

Ông chỉ mong sao tết này đủ ăn cho cả gia đình đã là may mắn lắm rồi

Ngồi thều thào trước cửa, ông bảo: “Đây là căn nhà tình nghĩa chính quyền địa phương mới hỗ trợ, cùng với số tiền vay mượn của gia đình, chứ trước kia ba bố con ở trong căn nhà tranh cũ nát, cứ mùa mưa bão tới là nhà ngập nước, nhiều đêm không có chỗ mà ngủ”. Ông Nhỏ trước kia là dân công, cũng từng có mặt khắp chiến trường ác liệt nhất ở phía nam, thoát khỏi mưa bom bão đạn ông về lập gia đình và sinh được cô con gái là Nguyễn Thị Thanh (nay 40 tuổi). Mới sinh ra Thanh cũng như bao đứa trẻ khác cũng bụ bẩm khỏe mạnh và rất hiếu động, nhưng càng lớn em lại càng ngớ ngẩn, chân tay gầy khô.

Gia đình đưa em đi bệnh viên huyện khám và được biết em mắc bệnh thần kinh. Đôi vợ chồng đành đem con gái đầu lòng về chăm sóc trong nỗi đau thắt lòng, gia cảnh vốn nghèo khó nên cũng không có điều kiện để cho em uống thuốc thang và đi thăm khám bệnh thường xuyên nên bệnh tình ngày một nặng hơn. Ngày ngày vợ chồng cố gắng làm ăn để mong có tiền chữa bệnh cho con nhưng tất cả đều trở nên vô vọng. Không lâu sau thì vợ ông mất để lại cho người chồng cùng đứa con bệnh tật. Bao nhiêu khó khăn trước kia đều có hai vợ chồng gánh vác chia sẻ cùng nhau, nhưng giờ bà mất đi ông không biết xoay xở ra sao khi vừa ruộng vườn vừa chăm sóc cho con.

Sau bao nhiêu đêm trăn trở suy nghĩ, cùng với sự động viên của anh em họ hàng, ông quyết định đi thêm bước nữa những mong có bàn tay nguời phụ nữ trong nhà thì gánh nặng sẽ vơi đi phần nào và cũng mong sẽ kiếm thêm đứa con lành lặn để sau này về nhà ông còn có chỗ mà dựa. Đứa con gái thứ hai gái ra đời tên là Nguyễn Thị Hồng (nay 28 tuổi) trong niềm vui khôn xiết của gia đình, anh em, vì dù sao đây cũng là niềm mong mỏi mà một người làm cha như ông thầm khát khao. Đứa con ra đời làm cho gia đình thêm ấm áp hơn. Hồng lớn lên trong niềm mong mỏi của gia đình, nhưng đến tuổi tập nói em cũng không nói gì, lên 4, 5 tuổi vẫn chỉ có ứ ứ trong miệng chứ không nói ra thành tiếng rõ ràng được. Một lần nữa vợ chồng ông vay mươn khắp nơi để con đi khám bệnh xem sao và được biết đứa con gái là niềm mong mỏi của gia đình đã bị câm bẩm sinh.

Quá đau đớn vì hết nỗi đau này đến nỗi đau khác, các con của ông đâu có lỗi gì mà sinh ra đứa nào cũng mang bệnh tật trên người, bản thân ông cũng đã từng đóng góp sức mình cho đất nước thế mà giờ ông trời nỡ hành hạ hai vợ chồng già này ra nông nỗi vậy sao. Rồi người vợ hai của ông cũng mất khi Hồng được 20 tuổi, gánh nặng một lần nữa đè hết lên vai ông, ông nài lưng ra làm mới mong nuôi nổi hai đứa con này. Giờ hai con của ông đã quá tuổi lập gia đình rồi nhưng cũng trông ngớ ngẩn đến tội nghiệp, đứa lớn ăn cũng không biết ăn, phải có người bón cho, không biết làm một việc gì cả, suốt ngày cứ ngồi ngớ ngẩn trong nhà. Còn cô em thì thỉnh thoảng còn giúp ông được đôi việc vặt, nhưng có lúc lại dở dở không biết cái gì.

Bản thân ông vì những vất vả trong cuộc sống nên sức khỏe cũng yếu đi nhiều không biết còn sống được bao lâu nữa. Khi mà hai đứa con gái bệnh tật đang sống cùng mình không tự phục vụ cho bản thân, không biết sau này sẽ ra sao nếu không còn ông nữa, giọng ông nghẹn ứ ở cổ họng khi bộc bạch những lo lắng của mình trước khi nhắm mắt xuôi tay.

Chia sẻ về hoàn cảnh gia đình, bác Trần Văn Thanh hàng xóm nhà ông cho biết: “Hoàn cảnh nhà ông Nhỏ rất khó khăn, ở đây có lẽ hoàn cảnh của ông là đặc biệt nhất, bởi tuổi đã cao, sức lại yếu nhưng chưa một lần ông được nghỉ ngơi và an nhàn tuổi già, dù hai năm nay các con của ông cũng có chế độ trợ cấp của xã hội. Mỗi khi đến dịp lễ tết, chính quyền địa phương và người dân cũng qua thăm hỏi, biếu ông món quà nhỏ mong ông có sức khỏe để sống mà chăm sóc các con”.

Song về lâu dài rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tử Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103835431, chúng tối sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm