Philippines sẽ là nước chấp thuận đầu tiên. Melody M. Aguiba đã viết trên báo Manila Bulletin vào ngày 15/2/2009 rằng Philippines có thể sẽ trở thành quốc gia đầu tiên chấp nhận thương mại hóa giống Lúa Vàng giàu vitamin A vào năm 2012 với việc khảo nghiệm tại nhiều địa điểm.
IRRI dự đoán Philippines sẽ trở thành nước đầu tiên phóng thích giống lúa vàng này trong hợp tác chặt chẽ với Viện nghiên cứu lúa gạo Philippine (PhilRice). Hơn thế, Philrice đang phát triển giống lúa vàng riêng cho họ bao gồm tính kháng bệnh tungro và cháy bìa lá vi khuẩn. Tiến sĩ Antonio A. Alfonso, nhà chọn giống của PhilRice đã nói rằng việc thương mại hóa giống này xảy ra vào 2011-1012 nếu như Humanitarian Board và Mạng Lưới Lúa Vàng quyết định cho sử dụng giống Golden Rice 2 (GR2), giống có hàm lượng beta-carotene cao nhất.
Cho đến nay, PhilRice đã nghiên cứu giống Golden Rice 1 (GR1), có hàm lượng beta-caroten thấp hơn giống GR2. Riêng về cải tiến tính chống chịu sâu bệnh, họ nghiêng về chọn tạo giống truyền thống hơn là áp dụng công nghệ sinh học. Theo nghiên cứu bước đầu, hàm lượng beta-carotene trong giống GR có thể giảm sau thu hoạch được vài tuần. Beta-carotene không bền vững khi để hạt gạo ra ngoài nắng; có nhiều phản ứng của enzyme trong hạt gạo làm suy giảm beta-carotene.
Tiến sĩ William G. Padolina, Phó TGĐ của IRRI cho rằng IRRI hiện đang ổn định các giống lúa hồi giao sau khi dòng GR2 được phóng thích. Người ta dự kiến khoảng 100 đến 140 triệu trẻ em trên thế giới đang bị thiếu vitamin A, gây ra mù mắt, bệnh sởi và tử vong. IRRI cũng đang thực hiện chiến lược biofortifying các giống lúa giàu kẽm, sắt phục vụ vùng Đông Nam Á trong dự án Harvest Plus, hội chứng thiếu kẽm chiếm 71% và thiếu sắt (anemia) là 57% dân số ở vùng này.
IRRI đã sẵn sàng tạo ra giống lúa có 24 micrograms kẽm/gram hạt trong khi mục tiêu là 14 micrograms/gram. Người ta cũng hi vọng Trung Quốc sẽ là nước phóng thích đầu tiên giống lúa biến đổi gen ở Châu Á. Nhưng người ta phải rất thận trọng khi thương mại hóa giống lúa này bởi vì TQ là nước xuất khẩu gạo. TS Zhen Zhu, Viện Hàn Lâm NN Trung Quốc nói rằng: có thể việc tiêu thụ ngay tại Trung Quốc không có vấn đề gì, nhưng xuất khẩu sẽ là vấn đề nan giải. Philippines hiện được xếp hạng 14 các quốc gia trồng cây bitech trên thế giới vào năm 2008. Xem chi tiết http://www.mb.com.ph/archive_pages.php?url=http://www.mb.com.ph/issues/2009/02/15/BSNS20090215148149.html