| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chiến ngôn từ sau ‘lệnh cấm nhập khẩu dứa’ của Bắc Kinh

Thứ Ba 02/03/2021 , 14:36 (GMT+7)

Cuộc chiến ngôn từ giữa đại lục và eo biển tiếp tục leo thang, sau khi Bắc Kinh bác cáo buộc của Đài Loan rằng lệnh cấm nhập khẩu dứa là mang tính chính trị.

Hình ảnh bà Thái Anh Văn ăn dứa ngay tại trang trại để ủng hộ nông dân. Ảnh: TWN

Hình ảnh bà Thái Anh Văn ăn dứa ngay tại trang trại để ủng hộ nông dân. Ảnh: TWN

Theo đó, ngày 2/3 giới chức Bắc Kinh lên tiếng khẳng định rằng, lệnh cấm nhập khẩu dứa mới áp đặt đối với eo biển Đài Loan bắt đầu từ ngày 1/3 hoàn toàn là vấn đề an toàn sinh học.

Hải quan Trung Quốc đã công bố lệnh cấm vào cuối tuần trước, với lý do sản phẩm dứa quả tươi nhập về từ Đài Loan có chứa “các sinh vật có hại” mà cụ thể là bệnh hại rệp sáp, đe dọa nền nông nghiệp của đại lục.

Trong khi đó Đài Loan- hòn đảo được Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình, nói rằng “sản phẩm dứa của họ không hề có vấn đề gì”, và rằng Bắc Kinh đang sử dụng loại quả này như một âm mưu để cưỡng chế hòn đảo này.

Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cho biết, quyết định cấm nhập khẩu dứa là “hoàn toàn hợp lý và cần thiết” và ngành hải quan có trách nhiệm ngăn chặn các mầm bệnh từ thực vật mang vào nước này.

“Chính quyền của đảng Dân Tiến Đài Loan (DPP) đã cố tình xuyên tạc và diễn giải một cách ác ý các vấn đề kỹ thuật, coi đây là cơ hội để tấn công và làm mất uy tín của đại lục”, cơ quan này tuyên bố, đề cập đến đảng đương quyền dưới sự lãnh đạo của bà Thái Anh Văn.

DPP không có thiện chí cũng như năng lực giải quyết các vấn đề thực tế và họ chỉ có thể trốn tránh trách nhiệm của mình bằng cách "vu khống đất liền", tuyên bố của Bắc Kinh nói thêm.

Chiến dịch giải cứu dứa của Đài Loan được đánh giá rất hiệu quả chí sau một thời gian ngắn. Ảnh: CNA

Chiến dịch giải cứu dứa của Đài Loan được đánh giá rất hiệu quả chí sau một thời gian ngắn. Ảnh: CNA

Trong khi đó, Đài Loan – địa chỉ nổi tiếng toàn cầu về xuất khẩu chất bán dẫn, ngoài ra hòn đảo cận nhiệt đới này còn có ngành công nghiệp sản xuất trái cây phát triển mạnh từ thời còn là thuộc địa của Nhật Bản, và năm ngoái hơn 90% sản lượng dứa xuất khẩu của họ đã xuất sang Trung Quốc đại lục.

Ngay sau khi lệnh cấm nhập khẩu dứa được Bắc Kinh áp đặt và có hiệu lực, nhiều các chính trị gia Đài Loan đã kêu gọi và có hành động cụ thể nhằm giải cứu nông sản cho nông dân, cả trên các mạng xã hội và ngoài đời thực.

Chính quyền của bà Thái Anh Văn đã yêu cầu các công ty, doanh nghiệp trên hòn đảo thu mua số lượng lớn và tìm kiếm các thị trường xuất khẩu thay thế, giúp nông dân.

Hôm Chủ nhật, bà Thái đã đích thân đến thăm một trang trại dứa lớn ở Cao Hùng, phía nam hòn đảo, nơi được mệnh danh là vựa trái cây của Đài Loan để úy lạo nông dân.

Trong nhiều tháng qua, Bắc Kinh đã gia tăng áp lực để buộc Đài Loan chấp nhận thuộc chủ quyền của Trung Quốc, bao gồm cả việc thường xuyên điều máy bay chiến đấu và máy bay ném bom xuất hiện ở gần lãnh thổ Đài Loan hoặc vào vùng nhận dạng phòng không của eo biển.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.