| Hotline: 0983.970.780

Cuộc sống tại vương quốc tý hon giàu có bậc nhất thế giới

Thứ Bảy 17/12/2022 , 09:51 (GMT+7)

Được tiểu thuyết gia người Anh W. Somerset Maugham mô tả "nơi đầy nắng cho những người ủ dột", Monaco là một trong những quốc gia nhỏ nhất và giàu có nhất thế giới.

A1

Triển lãm Du thuyền Monaco ở cảng Monaco hồi tháng 9/2021. Ảnh: Reuters

Nằm gần Nice, Pháp, và cách biên giới Italy vài km, Công quốc Monaco có diện tích khoảng 2,2 km2, dân số trên dưới 38.000 người, và cứ 10 người thì 7 người là triệu phú, với ít nhất 199 người nắm giữ tài sản trị giá ít nhất 30 triệu USD, theo một báo cáo của công ty tư vấn bất động sản Knight Frank.

Số lượng triệu phú và tỷ phú cư trú tại Monaco đang gia tăng, trong đó, người thừa kế kiêm nhà thiết kế thời trang Tatiana Santo Domingo, với khối tài sản ròng trị giá khoảng 2 tỷ USD, được vinh danh là cư dân giàu nhất Công quốc vào năm 2019.

Vậy cuộc sống thực tế ở sân chơi của giới nhà giàu sẽ như thế nào? Doanh nhân công nghệ đến từ Italy Manila Di Giovanni, người đã sống ở quốc gia nhỏ bé này từ năm 2018, cho biết cô có “những định kiến thông thường” về Monaco khi lần đầu đến đây thời còn là sinh viên và cảm thấy khó “tìm đường vào”.“Đó là một môi trường khác lạ”, cô nói. “Nếu chưa tham gia, bạn cần thời gian để thích nghi. Những năm đầu tiên của tôi rất khó khăn”.

Tuy nhiên, Di Giovanni, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của nền tảng thực tế ảo DWorld, cho biết cô thấy mọi thứ dễ dàng hơn sau khi rời trường đại học và bắt đầu gây dựng sự nghiệp của mình và giờ đây, cô rất thoải mái khi ở Monaco.

“Tôi nghĩ Monaco thực sự là một trung tâm của các cơ hội”, Di Giovanni nói thêm. “Bởi mặc dù là quốc gia tương đối nhỏ, mọi người có ảnh hưởng từ khắp nơi trên thế giới đều đến Monaco ít nhất một lần mỗi năm”.

“Vậy nên, nếu bạn tìm được con đường ở Monaco, bạn sẽ phát triển khá nhanh”, cô cho hay.Marcela de Kern Royer, cư dân Monaco, gốc Guatemala, yêu thích lối sống ở đây, chia sẻ rằng việc sống giữa rất nhiều người cực kỳ giàu có và thành đạt giúp cô luôn có động lực.

A2

Hình ảnh bến cảng chật cứng du thuyền sang trọng là một nét đặc trưng của Monaco. Ảnh: Reuters

Tất nhiên, việc sở hữu một địa chỉ ở Monaco là rất tốn kém. Trong một báo cáo năm 2022 do công ty bất động sản toàn cầu Savills công bố, giá bất động sản trung bình tại Monaco lần đầu tiên chạm mức 70.500 USD/m2 vào năm ngoái, tăng 9% so với năm 2020, trong khi giá cho thuê trung bình là 95,27 USD/m2/tháng.

“Đây là nơi có bất động sản đắt nhất thế giới trong một thời gian khá dài”, Edward de Mallet Morgan, người đứng đầu bộ phận bán bất động sản quốc tế siêu cao cấp tại Knight Frank, cho biết. Vì diện tích của Monaco khá hạn chế nên những ngôi nhà ở đây cũng nhỏ hơn mong đợi.

Nhưng de Kern Royer, người đã chuyển đến Monaco khoảng 17 năm trước, coi điều này là lựa chọn “đánh đổi” để có cơ hội sống ở một đất nước độc đáo và quyến rũ như vậy. “Không giống như ở Beverly Hills, nơi bạn có những biệt thự lớn, với giá của một biệt thự ở Beverly Hills, tại đây, bạn sẽ chỉ mua được một căn hộ nhỏ. Sống ở đây khá đắt đỏ nhưng nó xứng đáng vì sự riêng tư và an toàn của bạn”.

Monaco có tỷ lệ tội phạm rất thấp và tỷ lệ cảnh sát cao, một trong những điều biến nó thành điểm sống lý tưởng. “Tôi nghĩ Monaco là một trong số ít nơi mà mọi người cảm thấy an toàn”, de Kern Royer nói. “Bạn không phải lo lắng rằng mình sẽ bị lừa”. “Ngày nay, ở những nơi khác, cuộc sống trở nên khá nguy hiểm. Mọi người không dám đeo đồng hồ xa xỉ ra ngoài. Nhưng ở đây siêu an toàn”, cô chia sẻ.

Nhiếp ảnh gia Valentina Selvaggia de Gaspari, người đã trở thành cư dân của Monaco trong 14 năm, cho hay yếu tố an toàn đóng một vai trò quan trọng khi cô quyết định nuôi dạy hai đứa con của mình tại đây.

“Mọi người thường biết đến Monaco qua các sự kiện thể thao lớn, qua các tỷ phú và cuộc sống về đêm hào nhoáng đến mức không thể tin được với những quý cô xinh đẹp. Nhưng tôi phải nói rằng an ninh là một trong những điều tuyệt vời nhất”, Gaspari nhấn mạnh, thêm rằng người dân thậm chí còn để xe ô tô ngoài đường mà không cần khóa cửa.

Để trở thành cư dân, người nộp đơn phải thuê hoặc mua bất động sản tại đây, đồng thời gửi và duy trì ít nhất 500.000 euro trong một ngân hàng đăng ký tại Monaco. Di Giovanni, de Kern Royer và de Gaspari đều đã trải qua quá trình xin cư trú, nhưng chưa bao giờ được cấp quốc tịch Monaco.

A3

Một góc Monaco nhìn từ trên cao. Ảnh: Rivierabarcrawltours.com

Chính phủ quy định rằng cư dân có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch sau khi đã sống ở Công quốc ít nhất một thập kỷ.

Tuy nhiên, đơn đăng ký phải được Hoàng tử Albert II, người đang trị vì Monaco, chấp thuận và chỉ một số rất ít người được cấp quốc tịch mỗi năm. “Ngay cả khi tôi kết hôn với một người Monaco, tôi vẫn không thể trở thành công dân Công quốc. Họ bảo vệ quốc tịch rất chặt chẽ”, de Kern Royer giải thích. Bằng chứng dễ hiểu là Gareth Wittstock, anh trai Công chúa Charlene của Monaco, sinh ra ở Zimbabwe, mới chỉ được cấp quốc tịch vào năm 2022.

Trên thực tế, ước tính chỉ có khoảng 8.000 người sống ở Monaco là công dân Công quốc. Họ có đặc quyền nhận được nhà ở trợ cấp và việc làm được đảm bảo. De Kern Royer coi sự năng động, đa dạng nhưng cũng gần gũi của Monaco là điểm thu hút cô nhất.

“Đây là nơi giao thoa giữa thành phố lớn và thị trấn nhỏ”, cô so sánh. "Bạn có tất cả những lợi thế khi sống ở một thành phố lớn, nhưng bạn vẫn có cảm giác như ở một thị trấn nhỏ, nơi bạn biết mọi người và mọi người biết bạn”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm