| Hotline: 0983.970.780

Cuộc tìm kiếm quái vật kéo dài hàng thế kỷ

Thứ Bảy 30/11/2019 , 07:05 (GMT+7)

Bài báo nhỏ trên tờ báo địa phương xuất bản cách nay 86 năm đã khởi đầu một bí ẩn to lớn.

Tờ Inverness Courier kể chuyện một doanh nhân nổi tiếng cùng vợ đang lái xe dọc bờ hồ Loch Ness (Scotland) thì bỗng nhìn thấy “một thứ gì to lớn” trong nước.

22-25-01_mot-buc-dng-tren-bo-chi-nh-ve-thuy-qui-nessie-dilystr-15181654372831008997576
Một tấm ảnh được đăng trên báo Anh hàng chục năm về trước.

Họ dừng lại và chứng kiến một sinh vật khổng lồ với thân mình “trông giống cá voi”, tạo ra “những cơn sóng tương tự một con tàu hơi nước vừa đi ngang qua”. Quá ngạc nhiên, hai vợ chồng vị doanh nhân cứ đừng đó cả nửa giờ với “hy vọng con quái vật kia (nếu con vật này là có thật) nổi lên mặt nước lần nữa”. Mặc dù điều đó không xảy ra, nhưng một huyền thoại thời hiện đại ra đời.
 

Quái vật thời tiền sử?

Suốt trong gần 100 năm qua, rất nhiều cuộc tìm kiếm sinh vật cổ dài trông như khủng long được đặt tên là Nessie chỉ mang lại những tấm ảnh và đoạn phim mờ mờ ảo ảo. Nhưng tới năm 2019, bí mật hồ Loch Ness đi đến một bước ngoặt khi một nghiên cứu được chờ đợi từ lâu đã xét nghiệm DNA đối với môi trường nước hồ đi đến một số kết luận gây ngạc nhiên.

“Xét nghiệm DNA môi trường là một công cụ mới đầy hiệu quả để hiểu thế giới của chúng ta”, Neil Gemmell, nhà khoa học thuộc đại học Otago,trưởng nhóm Dự án Săn lùng quái vật hồ Loch Ness nói với tạp chí Popular Mechanics. “Và chúng tôi đang xây dựng một bức tranh tương đối chính xác về cuộc sống trong hồ Loch Ness. Mặc dù không tìm thấy loài bò sát nào, nhưng có thể có một số loài sinh vật có kích thước bất thường trong hồ”.

Hồ Loch Ness rộng 57km2, , nằm trên vùng cao nguyên ở Scotland. Nước hồ khá đục, chỗ sâu nhất tới 230m.

22-25-01_listen-crefully-this-is-your-lst-smpler-1574346703
Đội săn sinh vật lạ ở hồ Loch Ness của giáo sư Gemmell.

Trong các thư tịch cổ với tuổi đời 1.500 năm, rắn biển, hải mã, hà bá (theo thần thoại Scotland, hà bá hay thuỷ thần, thường biến dạng thành ngựa, thích dìm chết khách qua sông) đều được nói là đã xuất hiện trong các dòng nước.

Một cuốn sách ra đời từ thế kỷ thứ 7 được nói là của nhà truyền giáo Columba, vị tháng chịu trách nhiệm cải biến Scotland sang Thiên chúa giáo nói rằng, ông đã gặp một nhóm người địa phương chôn cất một nạn nhân bị thủy quái giết. Thánh Columba cải tử hoàn sinh cho người đàn ông này.

Rồi vị thánh cử một tùy tùng bơi ngang qua hồ để lấy lại chiếc thuyền cho người đàn ông. Khi người tùy tùng bơi trên hồ, một con thủy quái đuổi theo ông ta. Thánh Columba vừa cầu Chúa vừa thuyết phục con thủy quái buông tha viên tùy tùng. Con quái thú bèn lặn sâu xuống đáy hồ. Dân trong vùng tỏ lòng biết ơn, bèn cải đạo sang Thiên chúa giáo.

Có một thực tế là đã có rất nhiều câu chuyện về sinh vật lạ trong hồ Loch Ness, tồn tại trong cả ngàn năm qua và vẫn được truyền tụng cho đến ngày nay. Hai vợ chồng Gary và Kelly Campbell đã tạo ra bảng đăng ký những lần “nhìn thấy sinh vật lạ”. “Nếu có một tòa án với hơn 1.000 nhân chứng nói gần như về cùng một thứ thì kết luận khó có thể bị nghi ngờ”, ông Campbell nói.

Những lần “nhìn thấy” gần đây có nhiều nét tương đồng với những lời kể trước đây. Ông Campbell nói đã gặp “sinh vật lạ” vào tháng 3/1996. “Cái lưng gù nhỏ nhô lên khỏi mặt nước, cách chỗ tôi ¼ dặm”, ông nói. “Rồi nó lại xuất hiện lần nữa”.

“Chúng tôi không bao giờ nói đó là quái vật hồ Loch Ness, mà nói đó là cái gì đó chưa giải thích được ở hồ Loch Ness”, ông Campbell nói.
 

Bước ngoặt

Tờ Inverness Courier là cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin về việc nhìn thấy sinh vật lạ hồ Loch Ness. Rồi sau đó là sự xuất hiện “Bức ảnh của nhà phẫu thuật”, hình ảnh rõ nét nhất và nổi tiếng nhất về “quái vật hồ Loch Ness” nhưng sau này bị chứng minh là đồ giả.

Nhưng một chiến dịch gần đây mang tên Deepscan do nhà nghiên cứu Adrian Shine dẫn đầu, sử dụng công nghệ định vị thủy âm tiên tiến nhất để tìm sinh vật khổng lồ trong hồ Loch Ness. Họ chỉ thu được các tín hiệu giả và có lẽ là hình ảnh của một con hải cẩu.

Giáo sư Neil Gemmell thông báo rằng việc nghiên cứu DNA môi trường trong hồ Loch Ness tiến hành hồi mùa hè năm ngoái không tìm thấy DNA của bất kỳ loài bò sát nào, nhưng trong hồ có rất nhiều lươn cỡ lớn.

Một cuộc khảo sát dưới nước tiến hành năm 2016 ở hồ Loch Ness đã sử dụng tàu lặn không người lái mang tên Munin, đem về hình ảnh thủy âm của một thứ gì đó ở đáy hồ với cái cổ dài đặc trưng. Có vẻ như tàu Munin đã tìm thấy quái vật Nessie, nhưng không phải là “đồ thật”, mà là một đạo cụ để thực hiện bộ phim Đời tư của thám tử Sherlock Holmes quay năm 1970, bị chìm trong quá trình đóng phim.

22-25-01_buc-nh-chup-moi-nht-thng-9-2016-duoc-cho-l-thuy-qui-nessie-dng-boi-tren-mt-ho-ness-expressuk-1518165156081433728124
Bức ảnh này được chụp năm 2016.

Tháng 4/2017, giáo sư Gemmell nhận thấy sử dụng chuyên môn DNA môi trường của mình để giải mã bí ẩn Loch Ness có thể là ví dụ hoàn hảo của việc sử dụng một huyền thoại phổ biến đưa vào luận điểm khoa học.

Tháng 6/2018, ông tập hợp một đội săn tìm Nessie gồm các nhà hải dương học, khoa học tiến hóa, khảo cổ, sinh thái phân tử, các nhà nghiên cứu sinh vật thủy sinh như Adrine Shine.

Trong hai tuần, họ đổ tới Loch Ness, thu thập 250 vật phẩm dưới nước. “Chúng tôi sử dụng lưới phân tử để thu các vật chất tế bào rồi trích xuất ra DNA để xác định có những loài vật gì trong nước”, giáo sư Gemmell nói.

Kết quả cuộc khảo sát được công bố vào tháng 9/2019 cho thấy có khoảng 3.000 loài sinh vật trong hồ Loch Ness, nhiều loài trong số này chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi. Nhưng kết quả cũng cho thấy có nhiều sinh vật cỡ lớn bao gồm 11 loài cá, 20 loài có vú, ba loài lưỡng cư. Những đáng chú ý nhất là không có DNA của loài bò sát nào.

22-25-01_equipment-used-in-opertion-deepscn-serch-for-the-loch-news-photo-1574274138
Thiết bị được sử dụng trong chiến dịch Deepscan năm 1987.

Một thứ nữa được phát hiện trong cuộc khảo sát DNA là lươn, có rất nhiều trong hồ. DNA của lươn có trong hầu như mọi mẫu nước lấy từ hồ Loch Ness.Giáo sư Gemmell có thể, tuy khả năng không nhiều, là có những con lươn lớn ngoại cỡ ở hồ Loch Ness. “Tôi nghĩ có đủ thức ăn cho một số lượng nhỏ lươn có kích cỡ rất lớn”, ông Gemmell nói. “Nhưng chúng tôi còn phải làm nhiều việc để đi đến kết luận cuối cùng”.

(Kiến thức gia đình số 48)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm