| Hotline: 0983.970.780

Cưới chồng ở phố cổ và những chuyện khó nói

Thứ Ba 26/11/2019 , 09:33 (GMT+7)

Ngày mới về làm dâu, suốt 2 tháng trời đôi vợ chồng trẻ không thể "động phòng” cho đến khi chuyển ra gầm cầu thang.

Không thể “động phòng”

Phố cổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) thường được nhắc đến với vẻ đẹp cổ kính, những mái nhà rêu phong trầm mặc như một đặc trưng di sản của Thủ đô được bảo tồn. Thế nhưng bên trong đó còn có "đặc sản" về một cuộc sống thiếu thốn, chật hẹp.

Gần 30 năm sống trong gầm cầu thang tập thể trên phố Hàng Vải, căn nhà vỏn vẹn 3m2 của bà Hoàng Thị Dung (61 tuổi) được xem là một trong những căn nhà chật hẹp nhất. Căn nhà này còn là nơi ở của chồng và con gái bà Dung.

nh-1111720664
Bà Hoàng Thị Dung kể về những ngày đầu lấy chồng phố cổ.

Sống trong căn nhà "đặc biệt" này mấy chục năm trời nhưng mỗi lần nhớ đến kỷ niệm những ngày đầu về làm dâu phố cổ là bà Dung lại rơi nước mắt. Bà bảo ngày đó, vợ chồng bà chưa chuyển ra gầm cầu thang mà sống cùng bố mẹ chồng, em chồng trong căn nhà 16m2.

Không gian chật chội, bà lại là con dâu mới nên cuộc sống có phần xáo trộn, các cặp vợ chồng khác cũng  ngại ngùng khi chung sống trong không gian chật hẹp này.

Chiếc giường cưới của bà Dung vốn là chiếc giường của bố chồng đã mất để lại. Đêm tân hôn 2 vợ chồng bà nằm thì thào tâm sự, tính làm “chuyện ấy” thì mẹ chồng tỉnh giấc… vậy là kế hoạch của hai vợ chồng đổ bể.

Mẹ chồng bà mắc chứng khó ngủ, chỉ cần tiếng động nhỏ giữa đêm cũng làm cụ tỉnh giấc. Trong căn nhà nhỏ, lại đông người nên sau khi cưới được vài tháng vợ chồng vẫn chưa thể “động phòng”.

Ngày đó chưa có nhà nghỉ hay khách sạn. Vì hoàn cảnh trớ trêu nên hai vợ chồng bà Dung đành phải "nhịn" chuyện yêu dù tuổi trẻ.

Hai tháng sau ngày cưới, vợ chồng bà Dung quyết định dọn ra ở gầm cầu thang sát nhà, thời gian "làm vợ" của bà mới thực sự bắt đầu từ đây.

"Nhà có 3m2, sau này tôi sinh cháu cả 3 người vẫn ở đấy, chúng tôi phải nằm nghiêng. Lúc này, chuyện vợ chồng cũng ít hẳn, chúng tôi sợ con bé thấy”, bà Dung chia sẻ.

Không gian chật chội nơi gầm cầu thang cũng vô cùng khốn khổ. Mỗi lần vợ chồng "sinh hoạt" đều tranh thủ như đánh trận. Không gian chật chội, bức bách khiến những ham muốn cũng mất dần.
 

Lấy chồng phố cổ sung sướng gì đâu

"Nói chẳng ai tin nhưng vợ chồng tôi chỉ gần gũi được vài năm thôi, sau khi có con thì... “cai hẳn”. Giờ đi làm, chui rúc trong ngôi nhà chật chội rất khốn khổ, chỉ mong trời nhanh sáng để ra khỏi nhà cho đỡ ngột ngạt. Nhà cửa chật chội quá không dám sinh thêm đứa nữa. Làm dâu phố cổ sung sướng gì đâu", bà Dung tếu táo.

Con gái lớn của vợ chồng bà Dung đã học xong đại học, đang đi học việc tại một công ty tư nhân nhưng chẳng bao giờ có bạn đến nhà chơi. Bà chỉ lo không biết vài năm nữa, con bé có người yêu thì đem về nhà ra mắt kiểu gì.

nh-2111720784
Những con ngõ trên phố cổ luôn chật chội.

Bà Dung người ở Hưng Yên, lấy chồng là trai phố cổ. Hai ông bà đến với nhau là do mai mối. Bà không dám kể cho bố mẹ nghe về cuộc sống làm dâu của mình.

"Nhìn gầm cầu thang tối om, bẩn thỉu tôi rùng mình, tủi thân chảy nước mắt. Tôi không ngờ lấy chồng Hà Nội lại ở cái chỗ như vậy". bà Dung nói.

Khi sinh con, mẹ của bà Dung ở quê cũng ra chăm cháu và biết được căn nhà bà đang ở là gầm cầu thang nhưng cũng chỉ để trong bụng, về nhà không dám nói với ai.

"Ban ngày mẹ tôi chợ búa, giặt giũ, cơm nước cho vợ chồng con gái, đêm đi ngủ nhờ nhà hàng xóm trên cầu thang. Cứ như vậy ròng rã cả tháng trời cho đến khi về quê, mẹ tôi cũng giấu kín chuyện nhà tôi", bà Dung thở dài nói.

Tắm công cộng, đi vệ sinh cũng công cộng. "Nhà có 3m2 nhỏ xíu, mỗi người được 1m2 chẳng đủ nằm lấy đâu ra chỗ đun nấu. Những hôm trời mưa, chỗ đun nấu ướt sũng nên chỉ ăn cái bánh mỳ cho qua bữa", bà Dung kể.

Hiện tại, chồng bà chạy xe ôm, còn bà bán nước chè ở đầu ngõ, con gái đi làm. Buổi tối là lúc đông đúc nhất và cũng là lúc căn nhà trở nên chật chội nhất. "Sáng ngủ dậy mình mẩy đau ê ẩm vì không cựa được, chỉ năm co quắp bất động. Thương con gái đang tuổi thanh niên mà sinh hoạt trong căn nhà như vậy rất khổ sở", bà Dung thở dài.
 

Mẹ bầu 7 tháng thức đến đêm mới dám tắm

Con ngõ nhỏ này không chỉ có nhà bà Dung, căn nhà của anh Nguyễn Phương Nam (29 tuổi) cũng siêu chật, nhà anh Nam rộng chừng 4m2.

Anh Nam sống ở đây từ nhỏ. Năm 2013 anh ra ngoài ở nhưng vẫn thường xuyên về thăm nhà. Năm 2015, bố anh lâm bệnh nặng qua đời nên anh cùng vợ con về đây ở hẳn để thờ cúng gia tiên.

Căn nhà của anh Nam không có nhà vệ sinh. "Nhiều lúc muốn mời bạn bè đến đây chơi ăn uống nhưng không thể vì nhà quá chật, đi vệ sinh lại phải xuống đường rất bất tiện", anh Nam nói.

Hàng ngày gia đình anh Nam phải xách nước ở dưới ngõ lên sử dụng. Việc tắm giặt, vệ sinh là vấn đề nhức nhối nhất khi mà cả nhà phải xuống dưới ngõ để “tắm tiên”, vệ sinh cũng tại đó luôn và xả thẳng xuống cống.

nh-3111720849
Mang bầu 7 tháng nhưng chị Hoa vẫn phải thức đến đêm để tắm.

“Cả ngõ này dùng chung một nhà vệ sinh nên chúng tôi phải xuống dưới ngõ để tắm giặt. Cứ đêm muộn người ta đi ngủ rồi mình mới xuống tắm, tôi và con trai tắm thì thoải mái nhưng còn vợ và con gái thì bất tiện lắm, hai mẹ con tắm mà phải mặc nguyên cả quần áo. Dù chật chội, thiếu thốn như vậy nhưng vẫn phải ở chứ biết làm thế nào?", anh Nam thở dài nói.

Chị Hoa đang mang bầu tháng thứ 7 (vợ anh Nam) ngày nào cũng giặt quần áo bằng tay rồi phơi nhờ ngay ở ngõ.

Dù là phụ nữ nhưng chị và con gái mấy năm vẫn phải xuống dưới ngõ để tắm ở bể nước công cộng. "Ở đây lúc nào cũng tối om, mẹ con tôi tắm muộn nên chẳng ai nhìn. Mùa hè nóng nực, muốn tắm ban ngày thì cứ mặc quần áo vào dội nước, sau đó lên nhà thay".

Tuy nhiên đó là chuyện của mùa hè, còn mùa đông nhà chị Hoa phải ra ngoài nhà tắm công cộng để tắm dịch vụ. Cuộc sống cứ thế trôi qua từ năm này sang năm khác. Nỗi niềm người dân phố cổ không phải ai cũng có thể thấu hiểu.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm