| Hotline: 0983.970.780

Cướp bóc, bạo lực nảy sinh ở Venezuela

Thứ Hai 15/01/2018 , 11:05 (GMT+7)

Cuối tuần qua, các đám đông bạo lực đã lục soát trung tâm dự trữ thực phẩm và một siêu thị ở thành phố Merida, thủ phủ của bang miền tây Andean của Venezuela và thậm chí còn bắt cả gia súc đang chăn thả giết để chiếm đoạt làm thực phẩm do thiếu đói.

Cảnh hỗn độn ở bên ngoài một siêu thị tại Cicuda Bolivar, phía đông nam Venezuela cách nay ít lâu

Hãng tin Reuters dẫn lời một nhà lập pháp phe đối lập ở Merida, ông Carlos Paparoni, cho biết có ít nhất bốn người thiệt mạng và 10 người bị thương trong các vụ hỗn loạn mấy ngày vừa qua. Đây là hệ quả của 4 năm suy thoái kinh tế và lạm phát cao nhất thế giới, đẩy hàng triệu người dân Venezuela lâm vào tình trạng đói nghèo, đồng nghĩa với việc chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro phải đối mặt với hàng loạt bất ổn.

Tờ SCMP trích dẫn và cắt lại những hình ảnh qua các video clip được người địa phương ghi lại cho thấy, các toán cướp bóc ban đầu đã ép một chiếc xe tải chở ngô tới trung tâm thu mua thực phẩm và một siêu thị ở Merida để lục soát lấy sản phẩm. Sau đó đám đông này tràn ra vùng ngoại vi đuổi bắt trâu bò đánh đập chúng, giết mổ tại chỗ để lấy thịt. "Họ đang săn bắn. Người dân đang đói!”, người quay video cho hay. Trong khi đó, nhà lập pháp Paparoni cho biết, đã có khoảng 300 con bò ở địa phương này được cho là đã bị cướp giết trong thời gian qua.

Theo một nhân chứng, ông  Zuley Urdaneta, là bác sĩ thú y 50 tuổi ở Merida, đã chứng kiến ​​vụ cướp bóc trên một chiếc xe tải dọc theo đường cao tốc vào khoảng 2 giờ chiều hôm thứ Năm. Khoảng hai giờ sau, ông nói lại có khoảng 800 người tụ tập tại một trung tâm thu mua thực phẩm và tiến hành cướp bóc. Ông Urdaneta cho biết: "Họ đã lục soát và phá phách các cửa hàng rồi cướp bột mì, gạo, dầu ăn, bình gas. Mãi tới khi lực lượng cảnh sát có mặt mới vãn hồi, kiểm soát được tình hình".

Giới quan sát quốc tế cho hay, kể từ dịp Giáng sinh tới nay, số vụ cướp bóc đã gia tăng ở nhiều địa phương của Venezuela, xuất phát từ nguyên nhân thiếu lương thực và siêu lạm phát khiến hàng triệu người tại quốc gia 30 triệu dân. Hiện chỉ duy nhất có thủ đô Caracas cho đến nay vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Phe đối lập cho rằng, các chính sách kinh tế của ông Maduro thất bại và nạn tham nhũng tràn lan chính là nguyên do của khủng hoảng tại đất nước có lượng dự trữ dầu thô lớn nhất thế giới.

"Những gì chúng ta đang thấy thật là kinh khủng. Tuy nhiên chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro vẫn cứ làm ngơ trước bi kịch mà chúng tôi đang thấy ở Venezuela", nhà lập pháp đối lập Juan Guaido viết trên dòng tweet bày tỏ thái độ trước thực tại.

Phản hồi lại, chính phủ của Tổng thống Maduro lên tiếng cáo buộc, các đối thủ chính trị và các thế lực nước ngoài đang cố gắng tạo ra những biến cố xã hội nhằm lật đổ ông bằng mọi giá, chứ trên thực tế, chính quyền tuần trước đã buộc hơn 200 siêu thị phải giảm giá các sản phẩm.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm