| Hotline: 0983.970.780

'Dạ dày' của báo chí đang được thị trường nuôi tới 77%

Thứ Năm 24/11/2022 , 19:17 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, báo chí truyền thống giờ thiếu cả thông tin lẫn kinh phí, đồng thời kêu gọi các cơ quan tăng cường đổi mới công nghệ.

ttcs17-1669284987388493713191

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Thất thế so với mạng xã hội

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về công tác truyền thông chính sách với chủ đề "Nhận thức - Hành động - Nguồn lực" và kết nối trực tuyến đến địa phương diễn ra ngày 24/11, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhiều sáng kiến và cách làm mới đã được Trung ương triển khai trong toàn hệ thống chính trị để truyền thông chính sách.

Hoạt động truyền thông chính sách phát huy hiệu rõ rệt như khi phòng chống dịch Covid-19 và khôi phục phát triển kinh tế. Cùng với đó, việc kiện toàn bộ máy chỉ đạo những vấn đề lớn của đất nước giờ luôn có sự tham gia của truyền thông - báo chí, với các kế hoạch truyền thông chi tiết, các thông điệp truyền thông cụ thể, dễ nhớ, dễ làm. "Tất cả để nhằm mục tiêu 'Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm", ông Lâm nói.

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, các cổng thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước hoạt động ngày một tốt hơn, đặc biệt là Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Kế thừa những quan điểm, chủ trương và cách làm hiệu quả từ những khóa trước, Chính phủ ngày càng tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị và trong xã hội khi truyền thông chính sách.

Tuy nhiên, những kết quả bước đầu của việc đổi mới công tác truyền thông chính sách chủ yếu tập trung ở các cơ quan đầu não Trung ương, với nguồn lực được trang bị, đầu tư cơ bản. Ở nhiều địa phương và một số bộ ngành, công tác truyền thông không được quan tâm do nhiều nguyên nhân. Một vài vụ việc nổi cộm trên không gian báo chí, truyền thông thời gian qua, theo ông Lâm, bắt nguồn từ sự thiếu kinh nghiệm xử lý truyền thông.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, 40/59 cơ quan khảo sát (gồm Bộ, ngành, địa phương) chưa có đội ngũ truyền thông chuyên trách; nhân lực của khối này chưa được chuẩn hóa, thường là kiêm nhiệm các công việc khác. Một vấn đề nữa, là nhiều đơn vị chưa được cấp kinh phí để truyền thông chính sách. 

Cả nước hiện có 9.793 đài truyền thanh cấp xã, phường trong tổng số 10.599 xã, phường, thị trấn, với  tổng số 13.853 nhân sự. Dù là cấp gần dân nhất, hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật của hệ thống thông tin cơ sở phục vụ thông tin, tuyên truyền nhìn chung còn nghèo nàn, hạn chế.

"Báo chí chính thống vẫn là kênh chủ lực trong việc hỗ trợ tuyên truyền chủ trương chính sách, nhưng đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn", Thứ trưởng Lâm nhận xét. Dù vậy, kinh tế báo chí đang rất khó khăn. Nguyên nhân một phần là việc mất nguồn thu so với nền tảng mạng xã hội, ngoài ra là nguồn lực đầu tư để thực hiện chuyển đổi số.

ttcs9-166927740899633063256

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tiếp thu ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông về một cơ chế đặc thù cho truyền thông chính sách.

Chia sẻ những khó khăn này, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ Tài chính đang nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước và sẽ tiếp thu ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông về một cơ chế đặc thù cho truyền thông chính sách.

Ở cấp Trung ương, truyền thông chính sách gắn liền với hoạt động liên quan của các đơn vị được bố trí ngân sách nhà nước. Thứ trưởng Chi cho biết, ngân sách cho truyền thông chính sách được lồng ghép trong kinh phí thực hiện các chương trình, đề án và hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị.

Ở cấp địa phương, ngân sách trung ương được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho những nơi chưa tự cân đối được ngân sách.

"Trên cơ sở dự toán chi thường xuyên, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương chủ động ưu tiên bố trí kinh phí hàng năm cho hoạt động truyền thông chính sách, hoặc chủ động huy động từ các nguồn kinh phí khác", Thứ trưởng Chi thông tin.

ttcs2-1669274795684171670591

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm.

Thiếu cả thông tin lẫn kinh phí

Tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng và ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận cần nhận thức lại về công tác truyền thông.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ các bài viết về giải trí hiện là số một Việt Nam, ngược lại số lượng bài về tuyên truyền chính sách chưa cao.

"Nếu người dân không biết, không hiểu chính sách của Đảng và Chính phủ thì hoặc người dân không làm, hoặc làm lại không đúng. Chính sách mà không được giải thích, không đến được mọi người dân thì làm sao mà chính sách thành công", ông Hùng đặt câu hỏi.

Cho rằng báo chí có một phần trách nhiệm dẫn đến hệ quả này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận rằng, báo chí cách mạng truyền thống phải có những thay đổi một cách mạnh mẽ trong căn bản. Trước hết, là khả năng tương tác với độc giả. Nhờ công nghệ bùng nổ, người làm báo giờ có thể dễ dàng có thông tin, góc nhìn đa chiều, và cả sự phản biện từ người dân. Thứ nữa là nhiều nền tảng làm báo mới xuất hiện như người dân cùng tham gia làm báo.

"Thay vì làm chủ tờ báo, hãy làm chủ nền tảng làm báo. Chúng ta phải nhìn nhận rõ ràng, là tương tác hai chiều của báo chí với người dân chưa bao giờ tốt như bây giờ", ông Hùng nhìn nhận.

Tại Hội nghị, người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông nhận xét báo chí giờ không chỉ thiếu kinh phí mà còn "đói" cả thông tin.

Ông nêu thực tế, là nhiều nơi coi báo chí làm công tác truyền thông, trong khi bản chất báo chí là phương tiện truyền thông. Trong công tác truyền thông có việc đưa thông tin cho báo chí, lập kế hoạch truyền thông, bố trí ngân sách truyền thông. 

Do nhầm lẫn vậy, khủng hoảng truyền thông của các cấp chính quyền đôi khi xảy ra bởi báo chí làm tuyên truyền thiếu thông tin từ chính quyền, cũng thiếu cả việc đặt hàng từ chính quyền.

Chi ngân sách thường xuyên cho báo, đài chiếm khoảng 0,5% tổng chi thường xuyên của ngân sách, và bằng khoảng 60% nguồn thu của báo, đài. Nhưng những báo đài lớn tự chủ tài chính thì lại không có tiền thường xuyên từ ngân sách, cũng không có đặt hàng từ ngân sách. 

Nếu gộp lại cả báo đài tự chủ và chưa tự chủ tài chính thì ngân sách nhà nước chỉ chiếm 23% tổng thu thường xuyên của báo đài, 77% còn lại là do báo, đài thu từ dịch vụ. "Cái dạ dày của báo chí đang được thị trường nuôi tới 77%", ông Hùng trăn trở.

Việc mất thị phần vào các nền tảng công nghệ xuyên biên giới chỉ là một phần câu chuyện. Đằng sau, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, là phải đầu tư cho hạ tầng công nghệ.

Ông phủ định quan niệm làm báo chỉ cần cây bút, tờ giấy như cách đây vài chục năm và nhấn mạnh: "Bây giờ mà không có công nghệ là không thể làm báo. Tụt hậu về công nghệ là không thể giữ được người đọc, là mất báo chí cách mạng".

Xem thêm
Hỗ trợ nông dân có lúa bị thiệt hại bên đường cao tốc qua Hậu Giang

Hậu Giang Các đơn vị liên quan thống nhất hỗ trợ nông dân có diện tích lúa bị thiệt hại cặp bên dự án làm đường cao tốc đoạn qua tỉnh Hậu Giang.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Sụt lún đoạn bê tông đã lót gạch vỉa hè kè sông Cần Thơ

Tiếp tục xảy ra hiện tượng sụt lún, nứt dọc cục bộ tại một số vị trí vỉa hè đã được lát gạch tại dự án kè sông Cần Thơ.

Cây cầu và dòng sông Nam bộ

Những cây cầu và dòng sông Nam bộ ngày đêm đang thao thức, gánh trên vai sứ mệnh phát triển chuỗi giá trị, trong đó có nông nghiệp, thủy sản vì Việt Nam hùng cường.