| Hotline: 0983.970.780

Đã sẵn sàng kế hoạch di dời nhiều người dân ở các tỉnh Nam bộ

Chủ Nhật 24/12/2017 , 19:34 (GMT+7)

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Phòng chống Thiên tai Miền Nam, đến chiều ngày 24/12, 13 tỉnh, TP thuộc khu vực Nam Bộ đã lên hoạch di dời 1.185.776 người dân tới nơi an toàn. 

Trong đó, hơn 18 ngàn người ở đã được di dời. Tỉnh có kế hoạch di dời nhiều người dân nhất là Bạc Liêu với khoảng 350 ngàn người, tiếp đó là Kiên Giang khoảng 213 ngàn người, Sóc Trăng gần 141 ngàn người, Tiền Giang khoảng 130 ngàn người, Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 167 ngàn người …

Về tàu thuyền đánh cá, đến 15g ngày 24/12, 10 tỉnh, TP ven biển Nam Bộ đã thông báo được thông tin, diễn biến của cơn bão Tembin tới 25.802 (với 99.659 thuyền viên) trên tổng số 25.829 tàu thuyền (100.831 thuyền viên). Toàn bộ tàu thuyền các tỉnh, TP Nam Bộ đều đã đảm bảo liên lạc với đất liền.

Trong đó, tính đến 15g chiều ngày 24/12, Tiền Giang có 244 tàu thuyền nằm trong vùng nguy hiểm, đang di chuyển vào đất liền; Bến Tre có 68 tàu (476 người) đang di chuyển về Bến Tre, 510 tàu đang hoạt động đánh bắt ở các tỉnh, TP khác. Bạc Liêu có 167 tàu đang hoạt động trên biển, đảm bảo liên lạc với đất liền. Kiên Giang có 250 tàu ở khu vực vùng biển Phú Quốc và Thổ Châu đang trên đường tìm nơi tránh trú bão (dự kiến sẽ về nơi tránh trú bão an toàn trước 15g ngày 24/12)...

Về nhà cửa, có 21.120 nhà xung yếu ở 10 tỉnh, TP cần chằng chống theo kế hoạch. Trong đó, nhiều nhất là tại Cà Mau với 16.263 căn, Tiền Giang 4.354 căn và TP HCM 503 căn. Đến 14g ngày 24/12, đã co 9.146 căn nhà xung yếu được chằng chống (8.114 căn ở Cà Mau, 529 căn ở Tiền Giang và 503 căn ở TP HCM).

Bên cạnh đó, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp ở Nam Bộ, nhất là tại ĐBSCL đang bị đe dọa bởi bão Tembin.

Đến ngày 23/12, còn 64.000 ha lúa tại khu vực ĐĐBSCL đang trong giai đoạn chín chưa thu hoạch, có thể bị thiệt hại khi bão đổ bộ. Theo Tổng cục Phòng chống Thiên tại, khu vực mà bão Tembin dự kiến đổ bộ có địa hình bằng phẳng, thiếu nơi khu trú; bờ biển, vùng cửa sông nhiều điểm bị sạt lở nguy hiểm, nhiều công trình đang thi công.

Khu vực dự báo bão đổ bộ ít khi có bão lớn; cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu và kinh nghiệm ứng phó của người dân còn hạn chế, một số nơi có tư tưởng chủ quan; dân cư vùng cửa sông, ven biển đông đúc, hoạt động kinh tế lớn, dễ bị tổn thương, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản (đây là vùng trọng điểm tôm và cá tra), du lịch.

Các tuyến đê biển mới chỉ được thiết kế đảm bảo an toàn với bão cấp 9, triều 5%, thấp hơn cường độ bão đổ bộ nên nguy cơ cao mất an toàn; có 23 vị trí xung yếu cần quan tâm từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (Bà Rịa - Vũng Tàu: 1, Bến Tre: 1, Trà Vinh: 11, Sóc Trăng: 4, Bạc Liêu: 3, Cà Mau: 3).

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.