| Hotline: 0983.970.780

Đại dịch là một phần của tương lai nhân loại

Thứ Hai 10/02/2020 , 10:34 (GMT+7)

Các chuyên gia dịch tễ đều thừa nhận quan điểm này bởi dịch bệnh là không thể tránh khỏi và đặt loài người vào thế buộc phải chống đỡ.

Cách nay một thế kỷ, đại dịch cúm Tây Ban Nha đã lây nhiễm sang khoảng nửa tỷ người và làm chết 50 - 100 triệu người. Trước đó, hồi thế kỷ 13 dịch hạch Đen ở châu Âu cũng khiến 1/3 dân cư ở lục địa này phải bỏ mạng…

Giờ đây, chúng ta đang trông chờ vào các tiến bộ khoa học cùng với những khoản đầu tư lớn trên quy mô toàn cầu mới mong quản lý tốt và đối phó được các loại dịch bệnh trong tương lai.

Tại sao con người lại lây nhiều bệnh từ động vật?

Cả thế giới đang phải vật lộn với chủng virus Corona mới (nCoV), bắt nguồn từ Trung Quốc đại lục và nó đang lây lan sang hàng chục quốc gia khác.

Loài dơi được cho có liên quan đến dịch cúm gây viêm phổi nCoV hiện nay

Loài dơi được cho có liên quan đến dịch cúm gây viêm phổi nCoV hiện nay

Loại virus mới này được cho là bắt nguồn từ động vật hoang dã (loài dơi), cho thấy nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch từ động vật sang người là rất cao. Điều này có thể sẽ tiếp tục là vấn đề lớn trong thời gian tới khi biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa diễn tiến mạnh hơn làm thay đổi cách thức tương tác giữa động vật và con người.

Trong 50 năm qua, một loạt các bệnh truyền nhiễm đã lây lan nhanh chóng từ động vật sang người gây ra cuộc khủng hoảng HIV/Aids hồi những năm 1980, bắt nguồn từ loài vượn lớn.

Sau đó là đại dịch cúm gia cầm những năm 2004-2007, xuất phát từ chim và lợn gây ra đại dịch cúm lợn năm 2009. Và gần đây là hội chứng hô hấp cấp tính (SARS), xuất phát từ dơi lây qua cầy hương làm bùng phát các đợt dịch Ebola và Corona hiện nay.

Giới khoa học cho rằng, trên thực tế hầu như các loại bệnh truyền nhiễm mới đều bắt nguồn từ động vật hoang dã. Tuy nhiên chính sự thay đổi môi trường đang đẩy nhanh quá trình này, trong khi nhịp sống tại khu vực đô thị và du lịch- giao thương quốc tế gia tăng cũng khiến nguy cơ bệnh dịch xuất hiện và lây lan nhanh hơn.

Lý do là ở phần lớn các loài động vật đều mang một loạt mầm bệnh, vi khuẩn và virus có thể gây bệnh. Do sự phát triển của mầm bệnh phụ thuộc vào việc lây nhiễm thông qua vật chủ mới và nhảy sang các loài khác là cách phổ biến nhất.

Cho dù các hệ thống miễn dịch của vật chủ mới cố gắng tiêu diệt mầm bệnh, nghĩa là cả hai đều bị “nhốt” trong một trò chơi tiến hóa suốt đời bằng cách cố gắng tìm ra những cách mới để loại trừ lẫn nhau. Bằng chứng cụ thể là chỉ có khoảng 10% số người nhiễm bệnh đã chết bởi dịch SARS năm 2003 so với chưa đầy 0,1% dịch cúm thông thường.

Nguyên nhân là do sự thay đổi môi trường và khí hậu đang làm biến mất hoặc làm thay đổi nơi sinh sống của động vật cũng như cách chúng sinh tồn và thậm chí là chuỗi thức ăn.

Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi thế giới suốt 2 năm qua 

Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi thế giới suốt 2 năm qua 

Mặt khác, cung cách sống của con người cũng đã thay đổi một cách nhanh chóng, bằng chứng là khoảng  55% dân số toàn cầu hiện nay đang sống ở các thành phố, tăng 35% so với cách nay 50 năm. Chính việc đô thị hóa đã lấy đi môi trường sống tự nhiên của nhiều loài động vật hoang dã như chuột các loại, chồn, sóc, cáo, chim muông, khỉ…và buộc chúng phải thích nghi, ăn những thực phẩm mà con người bỏ lại. Và đây được cho là nơi khởi nguồn, phát sinh các loại dịch bệnh.

Nhóm nào có nguy cơ lây nhiễm cao nhất?

Các bệnh mới trong vật chủ mới thường nguy hiểm hơn, đó là lý do tại sao bất kỳ bệnh tật mới nào nổi lên cũng gây lo lắng trong cộng đồng. Trên thực tế thì có một số nhóm dễ bị mắc các bệnh mới hơn so với những nhóm khác.

Virus viêm phổi hiện đã lây từ Vũ Hán đi khắp Trung Quốc đại lục và gần 30 quốc gia

Virus viêm phổi hiện đã lây từ Vũ Hán đi khắp Trung Quốc đại lục và gần 30 quốc gia

Cụ thể là nhóm cư dân nghèo ở đô thị thường phải làm các công việc như dọn dẹp và vệ sinh sẽ khiến họ dễ gặp rủi ro do phải tiếp xúc với các nguồn và người mang mầm bệnh hơn.

Họ cũng có thể có hệ thống miễn dịch yếu hơn do dinh dưỡng kém và ít có điều kiện tiếp xúc với không khí trong lành hoặc phải làm việc trong các điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Và khi họ ốm, có thể họ sẽ không đủ khả năng để tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế.

Các dịch bệnh mới cũng dễ lây lan hơn tại các đô thị lớn do dân số những nơi này thường đông, mọi người chen nhau trong cùng một không gian nhỏ và chạm vào cùng một bề mặt. Chưa kể một số nền văn hóa ẩm thực, một số nơi còn ưa ăn thịt các loài động vật hoang dã, thậm chí không qua nấu chín.

Bệnh dịch thay đổi hành vi chúng ta thế nào?

Những ngày qua, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn dịch viêm phổi cấp Vũ Hán do chủng virus Corona mới gây ra. Nhiều lệnh cấm đi lại đã được áp dụng tại nhiều nơi, nhưng ngay cả khi chưa ban bố việc hạn chế đi lại thì mọi người vẫn lo sợ ra nơi công cộng vì e ngại tiếp xúc với các trường hợp đã nhiễm bệnh.

Mẹ con một hành khách bên bảng cảnh báo dịch nCoV ở sân bay Sydney, Úc

Mẹ con một hành khách bên bảng cảnh báo dịch nCoV ở sân bay Sydney, Úc

Việc đi lại xuyên biên giới cũng khó khăn hơn khiến luồng lao động nhập cư không thể di chuyển, làm gián đoạn chuỗi cung ứng tại nhiều quốc gia. Còn nhớ, hồi năm 2003, dịch SARS đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ước tính 40 tỷ USD chỉ trong vòng 6 tháng.

Hiện thế giới mới chỉ xác định được khoảng 10% mầm bệnh do vậy cần phải đầu tư nhiều hơn để “định vị” tiếp, nhất là những loài động vật đang mang mầm bệnh.

Một vấn đề đáng báo động là hiện nhiều cư dân đô thị rất thích nuôi các loài động vật hoang dã làm cảnh nhưng không hề tính đến một số loài có nguy cơ cao gây bệnh dịch.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.