| Hotline: 0983.970.780

Đại gia Trung Quốc đổ xô vào nông nghiệp: Trùm máy tính trồng rau

Thứ Ba 06/10/2015 , 07:14 (GMT+7)

Kể từ năm 2010 đến nay, tại Trung Quốc, đã có một số “đại gia” có vẻ tay ngang đầu tư vào ngành nông nghiệp. 

Xu hướng đầu tư vào nông nghiệp của các Cty, tập đoàn “ngoài ngành” không chỉ có ở Việt Nam. Khoảng 5 năm trở lại đây, khá nhiều tập đoàn tại Trung Quốc mở thêm các chi nhánh chuyên phát triển nông nghiệp hữu cơ, cho dù có người chưa từng làm nông nghiệp ngày nào.

Kể từ năm 2010 đến nay, tại Trung Quốc, đã có một số “đại gia” có vẻ tay ngang đầu tư vào ngành nông nghiệp. Một trong những hướng đi của họ là phát triển nông nghiệp hữu cơ, được xem là đầy tiềm năng.

Ngành quan trọng

Theo một số tờ báo địa phương, xu hướng này có thể thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp Trung Quốc lên một cấp độ mới, tuy nhiên nhiều hộ nông dân SX nhỏ có thể không còn kế sinh nhai.

Tuần báo Phương Nam có trụ sở ở Quảng Châu có bài tường thuật về hiện tượng này. Trong câu chuyện của Phương Nam, nhà SX máy tính lớn nhất Trung Quốc nhảy qua trồng rau. Nghe có vẻ nực cười, nhưng đó chính xác là những gì Liu Chuanzhi, Chủ tịch hãng máy tính Lenovo khổng lồ muốn làm. Lenovo cũng là Cty Trung Quốc mua lại chi nhánh bao gồm dây chuyền SX và thương hiệu máy tính IBM của Mỹ, đổi tên những chiếc máy tính xách tay IBM nổi tiếng thành Lenovo.

“Nông nghiệp là một ngành rất quan trọng”, Liu nói với các phóng viên trong một hội thảo cuối năm 2011 về hướng đi trong tương lai của tập đoàn. Sau đó một thời gian ngắn, Chen Zhaopeng, cựu Phó Chủ tịch Lenovo, chủ tịch khối các thị trường mới nổi chuyển tới Cty mẹ Legend Holdings nhận nhiệm vụ đứng đầu bộ phận kinh doanh nông nghiệp hiện đại.

“Việc bố trí lãnh đạo mới đánh dấu một hướng đi tươi mới cho bộ phận kinh doanh nông nghiệp của chúng tôi”, người phát ngôn của Tập đoàn Lenovo, Gui Lin, nói.

Ngay từ đầu năm 2011, tin đồn đã lan tràn trong các giới công nghiệp rằng Lenovo đang tìm kiếm đối tác ở thành phố Thành Đô, phía đông Trung Quốc, để thực hiện các dự án nông nghiệp. Tiếp tới là sự ra đời của một hãng SX thực phẩm, ban đầu tập trung vào trái cây. Liu cũng nói các cuộc thảo luận về 12 chương trình đầu tư vào nông nghiệp đang được tiến hành.

Hội ngộ các đại gia

Tuy nhiên, Liu không phải là “đại gia” đơn độc, không thể “múa gậy vườn hoang” khi nhảy qua đầu tư vào nông nghiệp. Cạnh tranh với những đại gia máy tính giàu có là ông trùm bất động sản Wang Jianlin, Chủ tịch hãng Dalian Wanda, người cũng hướng tới các cánh đồng.

Tại hạt Yanqing, nằm về phía tây bắc thủ đô Bắc Kinh, Cty của Wang đã lên kế hoạch cho sự ra đời của một trang trại nông nghiệp hữu cơ quy mô 10.000 mu (mu là đơn vị đo diện tích của Trung Quốc, mỗi mu tương đương 667 m2), với mục tiêu SX hơn 1.200 tấn trái cây, rau mỗi năm. Ta cần biết là trước đó, Wanda chưa từng làm gì liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.

10-05-49_3

Ngay thậm chí ông trùm ngành thương mại điện tử Liu Qiangdong, sếp điều hành trang 360buy.com, cũng không chịu ngồi nhìn các nhà “có máu mặt” nhảy vào đầu tư nông nghiệp. Trong một thời gian, trang web mua bán của Cty Liu bán cả một loại gạo hữu cơ, được nói là hoàn toàn sạch, trồng tại hạt quê hương của Liu ở tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc. Sản phẩm này sau đó được thông báo “hết hàng”.

“Sản phẩm gạo đó là một thử nghiệm và 360buy.com vẫn đang nghiên cứu khả năng phát triển nông nghiệp hữu cơ”, một nguồn tin thân cận với Liu cho Tuần báo Phương Nam hay.

Số liệu từ Zero2IPO Research Center, một hãng tư vấn và đầu tư mạo hiểm cho thấy trong năm 2010, đầu tư vào nông nghiệp ở Trung Quốc đạt đỉnh mới: 47 dự án với tổng đầu tư 891 triệu USD, hơn gấp đôi mọi khoản đầu tư trước đó cộng lại.

Zhu Xinli đến từ Tập đoàn Huiyuan Juice thậm chí còn tham vọng hơn nữa. Tại một thung lũng ở Miyun, đông bắc thành phố Bắc Kinh, ông ta đã nhận quản lý một dự án hoàn toàn mới. Với 400 mu đào, 300 mu mận và mơ hữu cơ, 30 mu tiêu hữu cơ 20 mu dâu tây hữu cơ... Zhu muốn tạo ra một Tập đoàn Huiyuan thứ hai trên mảnh đất 15.000 mu này. Đã lãnh đạo tập đoàn trong ngành nước trái cây, Zhu giờ đây có mục tiêu mới: trở thành gã khổng lồ trong giới nông nghiệp hữu cơ.

Từ các ông chủ tập đoàn phần mềm tin học, thương mại điện tử cho tới nước giải khát, các ông trùm tài phiệt đầy kinh nghiệm kinh doanh cũng như dồi dào tiềm lực vốn, tất cả đều đổ xô vào nông nghiệp hữu cơ và sự có mặt của họ có thể đồng nghĩa với một sự thay đổi lớn trong nông nghiệp. Cho đến 5 năm trước thời điểm 2011, những doanh nhân này chưa từng nghĩ đến khả năng tăng trưởng tiềm tàng của nông nghiệp hữu cơ.

Trong quá khứ, Zhang Lihui thuộc tập đoàn tài chính Tsing Capital đã phải vật lộn tìm kiếm các dự án nông nghiệp hữu cơ để đầu tư. “Có hàng loạt vấn đề, thiếu đất, hệ thống chứng nhận sản phẩm hữu cơ yếu, thiếu thị trường”, ông nói.

Sau đó, năm 2006, Sequoia Capital, Cty đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới đã bỏ ra 5 triệu USD đầu tư vào Cty nông nghiệp Linong ở tỉnh Phúc Kiến, trong khi đó ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đầu tư 315 triệu USD mua lại Cty chế biến thịt Shineway. Như vậy, các nhà tư bản cá mập đã nhảy vào thị trường nông nghiệp Trung Quốc một cách rõ ràng.

Các năm sau đó, các nhà đầu tư quốc tế bao gồm Ngân hàng Deutsche Bank, Tập đoàn Blackstone, Tập đoàn Carlyle và SAIF Partners tiếp bước nhảy vào đầu tư phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc. Một tổ hợp liên danh do Tập đoàn Tsing Capital đã đầu tư 10 triệu USD vào Tony’s Farm, Cty phát triển nông nghiệp hữu cơ lớn nhất TP Thượng Hải. Những chuyên gia trong lĩnh vực này nói Cty có lợi nhuận 7,9 triệu USD trong năm 2010 và tăng gấp đôi vào năm 2011.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm