| Hotline: 0983.970.780

Đảm bảo an toàn cho hệ thống đê bao mùa lũ

Thứ Bảy 11/09/2021 , 09:58 (GMT+7)

Bình quân mỗi vụ lúa An Giang sản xuất từ 180.000 – 230.000ha trên tổng số 643 tiểu vùng, trong đó 421 tiểu vùng có đê bao triệt để với diện tích khoảng 194.000 ha.

Bình quân mỗi vụ lúa An Giang sản xuất từ 180.000 – 230.000ha trên tổng số 643 tiểu vùng, trong đó 421 tiểu vùng có đê bao triệt để với diện tích khoảng 194.000 ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bình quân mỗi vụ lúa An Giang sản xuất từ 180.000 – 230.000ha trên tổng số 643 tiểu vùng, trong đó 421 tiểu vùng có đê bao triệt để với diện tích khoảng 194.000 ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nặng nề mùa lũ ở ĐBSCL không còn xuất hiện theo quy luật tự nhiên nữa, nên tỉnh An Giang không chủ quan mà luôn đưa ra kịch bản nước lũ ở mức báo động 2, để các địa phương luôn trong tâm thế sẵn sàng ứng phó và thích nghi nhằm đảm bảo vụ lúa vẹn toàn thắng lợi.

Ông Lương Huy Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi An Giang cho biết: Vụ lúa thu đông năm nay An Giang xuống giống trên 160.000ha, đến nay đã đạt trên 83% diện tích xuống giống, dự kiến lịch thời vụ giữa tháng 9 cơ bản dứt điểm xuống giống. Bên cạnh đó những diện tích đê bao không an toàn hoặc ngoài đê bao, An Giang khuyến cáo không cho người dân xuống giống mà thực hiện xả lũ cho 26 tiểu vùng khoảng 70.000ha ở các huyện như: Tri Tôn, Châu Phú, thị xã Tân Châu, Tịnh Biên, Phú Tân…

Tuy nhiên để chủ động ứng phó với đợt nước lên do triều cường và các tình huống mưa, dông, lốc trong mùa mưa, lũ ảnh hưởng đến sản xuất lúa thu đông. Ngành nông nghiệp An Giang thường xuyên theo dõi chặt chẽ, chủ động có biện pháp, phương án ứng phó hiệu quả, đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của người dân an toàn trong mùa mưa, lũ.

Ngành nông nghiệp An Giang đang tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê bao, đê bao cống bọng để bảo vệ cho sản xuất vụ thu đông 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành nông nghiệp An Giang đang tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê bao, đê bao cống bọng để bảo vệ cho sản xuất vụ thu đông 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kiểm tra, rà soát sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó đảm bảo an toàn cho hệ thống đê bao, hồ đập, các khu vực trọng điểm sạt lở bờ sông xung yếu, các công trình đang thi công, chống ngập đô thị do ảnh hưởng của nước dâng và triều cường.

Theo ông Khanh, để đảm bảo nông dân yên tâm sản xuất trong vụ lúa thu đông 2021 đầy khó khăn như hiện nay. Vì vậy ngay từ đầu năm UBND tỉnh giao dự toán ngân sách về cho các địa phương. Trên cơ sở các nguồn kinh phí được phân bổ, các huyện, thị xã, thành phố đã phân bổ kế hoạch thực hiện nạo vét kênh, gia cố đê bao và duy tu sửa chữa cống, đập với tổng số 409 công trình, chiều dài 285.482m, khối lượng 413.872 m3 với tổng kinh phí trên 272 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, khuyến cáo các địa phương cần chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn hằng ngày, kịp thời thông báo rộng rãi đến người dân đên địa bàn để có biện pháp, phương án ứng phó hiệu quả, đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của người dân an toàn trong mùa mưa lũ. Đặc biệt không chủ quan, lơ là trong phòng ngừa, ứng phó thiên tai. Ngành thủy lợi đang thực hiện thường xuyên trên zalo, facebook và trên báo, đài...

Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê bao, đê bao cống bọng để bảo vệ cho sản xuất vụ thu đông. Sẵn sàng các trạm bơm điện chủ động bơm tiêu chống úng bảo vệ diện tích sản xuất vụ thu đông kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Gia cố đê bao để phục vụ sản xuất lúa thu đông 2021 ở An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gia cố đê bao để phục vụ sản xuất lúa thu đông 2021 ở An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú cho biết: Tuy nhiên là huyện nằm đầu nguồn giáp biên giới Campuchia thường bị ảnh hưởng lũ về rất sớm. Tuy nhiên theo dự báo của ngành chức năng lũ năm 2021 về muộn và mực nước không cao như 5 năm về trước. Nhờ vậy có điều kiện thuận lợi, nông dân trên địa bàn đã thu hoạch xong lúa hè thu và đang xuống giống vụ lúa thu đông.

Để tiếp tục xuống giống vụ lúa thu đông thuận lợi, ngành nông nghiệp huyện khuyến cáo người dân tranh thủ vệ sinh đồng ruộng và tuân thủ theo lịch xuống giống vụ lúa thu đông từ ngày 1/8-15/9 sẽ gieo sạ với diện tích toàn huyện khoảng 5.000 ha và 3.000ha hoa màu các loại.

"Để vụ lúa thu đông ăn chắc năm nay ngành nông nghiệp huyện An Phú khuyến cáo nông dân xuống giống tập trung trong 3 tiểu vùng có đê bao an toàn, chống lũ tốt. Song song đó cũng tăng cường gia cố, sung yếu đê bao những nơi chưa an toàn và nâng cấp các trạm bơm điện nhằm phục vụ tiêu úng để đề phòng khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt khuyến cáo người dân không sản xuất lúa ở nơi có đê bao không đảm bảo, mà nơi đó chuyển sang trồng các loại cây thủy canh hoặc nuôi trồng thủy sản để tăng thu nhập trong mùa lũ", ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú nói.

  • Tags:
Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Kinh nghiệm 10 ngày thần tốc của Thái Lan

Cả hệ thống nông nghiệp Thái Lan đã vào cuộc, nhằm giải quyết dứt điểm việc tồn dư vàng O trên sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất