| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Đảm bảo lương thực, thực phẩm trong bối cảnh tình hình phức tạp

Thứ Hai 27/07/2020 , 17:53 (GMT+7)

Dịch Covid-19 lại lây nhiễm trong cộng đồng. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết ngành Nông nghiệp càng phải quyết tâm thực hiện bằng được các chỉ tiêu Chính phủ giao trong năm 2020.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Minh Phúc.

Không thay đổi mục tiêu Chính phủ giao

Cụ thể, ngành NN-PTNT kiên quyết thực hiện bằng được các chỉ tiêu Chính phủ giao trong năm 2020 là sản xuất 43,5 triệu tấn lúa; 8,5 triệu tấn thủy sản; 5,8 triệu tấn thịt các loại, hơn 14,6 tỷ quả trứng và 1,2 triệu tấn sữa.

Tại Hội nghị giao ban tháng của Bộ NN-PTNT diễn ra vào ngày 27/7, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Việc xuất hiện các trường hợp lây nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi đặt ra thách thức vô cùng lớn đối với nền kinh tế, xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân”.

Nếu dịch bệnh xảy ra ở nơi nào, thì hoạt động sản xuất ở nơi đó sẽ bị đình trệ. Dịch bệnh Covid-19 cũng sẽ gây rối loạn thị trường trong nước cũng như các nước xuất khẩu.

Do đó, người đứng đầu ngành NN-PTNT lưu ý: “Từng mũi, từng khối ngành phải xác định cố gắng cao nhất trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là hai trục sản xuất lương thực và thực phẩm, không sợ thừa, không sợ ế sản phẩm bởi tình hình quốc tế đang diễn biến phức tạp”.

Ông nhấn mạnh, Trung Quốc chưa bao giờ xảy ra lũ lụt ở 27 trong tổng số 31 tỉnh, thành trong một thời gian dài như vậy. Thậm chí, Chính phủ phải mở hàng loạt kho dự trữ quốc gia, bao gồm cả các kho lương thực, thực phẩm để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai. Tình hình ngập lụt tại Ấn Độ cũng gây ra những thiệt hại lớn.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, ngành nông nghiệp không sợ ế lương thực, thực phẩm. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, ngành nông nghiệp không sợ ế lương thực, thực phẩm. Ảnh: Minh Phúc.

Do đó, “mục tiêu sản xuất lương thực, thực phẩm của ngành nông nghiệp trong năm 2020 được Chính phủ giao là bất di bất dịch, phải quyết liệt thực hiện cho bằng được”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Ngay trong tháng 8, Bộ NN-PTNT sẽ tổ chức hội nghị bàn về tái đàn lợn ở khu vực hợp tác xã và các gia trại nhỏ, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Tuy dịch tả lợn Châu Phi rất hiểm ác, nhưng ở trong nước đã có những mô hình ứng dụng công nghệ chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng men vi sinh nhập từ nước ngoài và sản xuất trong nước rất hiệu quả, góp phần phòng, chống dịch bệnh.

Đối với lĩnh vực thủy sản, Bộ trưởng cho rằng, năm nay các đối tượng nuôi phát triển rất tốt. Sản lượng tôm xuất khẩu tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019. Bên cạnh đó, nhờ kích cầu nội tiêu, sản phẩm cá tra đã tiếp cận được nhiều hơn với thị trường miền Bắc, len lỏi vào bếp ăn khu công nghiệp, trường học và quân đội.

“Rất hoan nghênh ngành thủy sản vừa qua đã kiểm soát tốt chất lượng con giống, hướng dẫn quy trình nuôi sạch bệnh. Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cũng kiểm tra, tiêu hủy tôm giống kém chất lượng, xử lý các hành vi gian lận trong chuỗi giá trị con tôm”, Bộ trưởng cho biết.

Vào đầu tháng 8, ngành nông nghiệp sẽ đón một sự kiện ý nghĩa, đó là khánh thành nhà máy thức ăn thủy sản tại Hải Phòng. Đây là nhà máy hiện đại, có khả năng cơ cấu lại toàn bộ hoạt động nuôi trồng thủy sản và mở ra bước phát triển tại các tỉnh phía Bắc.

Đủ giống cho tái đàn lợn

Về chăn nuôi, Tư lệnh ngành NN-PTNT nhấn mạnh “tái đàn lợn là trọng tâm số một”. Đến bây giờ đàn cụ kỵ khoảng 1.200 con, 2,8 triệu con lợn nái, đủ cho tái đàn xét trên bình diện tổng thể. Tuy nhiên, yếu nhất ở đây là khu vực sản xuất nhỏ, hợp tác xã vẫn còn thiếu giống, chưa chủ động được nguồn giống. Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục đề nghị các địa phương phải hỗ trợ người dân, mặt khác các doanh nghiệp lớn phải nuôi dưỡng thị trường nội địa, hãy vì cộng đồng, đừng tham bát bỏ mâm.

Ngoài việc tăng cường tái đàn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, cần phải “tổng tiến công” các sản phẩm chăn nuôi khác. Mục tiêu là tăng số lượng đàn gà lên khoảng 12% nhưng chủ yếu là gà lông màu và gà ta nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước; ngoài ra cần tăng sản lượng thịt bò, trứng, sữa.

Muốn làm được điều đó, công tác thú y phải được đặc biệt quan tâm. Bởi, hiện nay chúng ta có khoảng 550 triệu con gà; đàn bò, trâu cũng cao nhất từ trước đến nay, nếu không phòng, chống dịch bệnh tốt thì không thể bảo vệ được thành quả.

Bộ trưởng cũng đề nghị Tổng cục Phòng, chống thiên tai và các đơn vị khoa học trong ngành rà soát, tích hợp các thuật toán làm sao để phân tích được hiện tượng mưa lớn kéo dài ở Trung Quốc trong thời gian qua, từ đó tìm ra căn nguyên để chủ động phòng, chống trong trường hợp mưa dịch chuyển từ Trung Quốc sang Lào và Việt Nam.

“Dự báo trong tháng 9, lượng mưa có thể tăng 20-30%, nên phải đặc biệt chú ý. Công tác chuẩn bị, ứng phó và truyền thông phải làm tốt để hạn chế thiệt hại trong tình huống xấu nhất. Toàn bộ ẩn họa về đê điều, đặc biệt là đê cấp 3 trở lên phải rà soát, kiểm tra và nhắc nhở bằng văn bản; 1.500 hồ chứa xuống cấp, cần phải giám sát chặt”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh.

Ông cũng cho biết “mũi sản xuất lương thực cực kỳ quan trọng”. Do đó, Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ Thực vật phải bàn để tăng diện tích sản xuất lúa thu đông ở ĐBSCL lên trên 800.000ha.

Tại Bắc Trung bộ đang có khoảng 26.000ha bị hạn hán, trong đó khoảng một nửa bị hạn nặng. Nếu thời gian tới không có mưa như dự tính, thì cần bơm cưỡng bức để lấy nước từ các hồ chứa tưới cho cây trồng, giảm thiệt hại cho nông dân.

Tại các diện tích sản xuất kém hiệu quả, cần mạnh dạn chuyển đổi sang phát triển ngô sinh khối khi các doanh nghiệp sẵn sàng thu mua và đặt hàng hàng vạn hecta, nếu quyết tâm làm được thì lợi ích cho xã hội sẽ rất lớn. 

Bộ trưởng cũng lưu ý, chưa bao giờ Bắc Trung bộ gần 70 ngày không có mưa, nhiệt độ có lúc lên 42oC. Do đó, phải hết sức đề phòng cháy rừng cho đến khi mùa mưa bắt đầu.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm