| Hotline: 0983.970.780

Đầm Dơi giảm nghèo bền vững

Thứ Tư 01/04/2020 , 10:16 (GMT+7)

Công tác giúp đỡ hộ nghèo và cận nghèo ở huyện Đầm Dơi (Cà Mau) thực hiện khá tốt, đã đạt hiệu quả cao.

 Sau học nghề chị Nguyễn Thị Thu Hạnh (áo đỏ) ở ấp Hiệp Lợi, xã Tân Đức (huyện Đầm Dơi) được hỗ trợ vốn đã đầu tư vào nghề vá lưới.

 Sau học nghề chị Nguyễn Thị Thu Hạnh (áo đỏ) ở ấp Hiệp Lợi, xã Tân Đức (huyện Đầm Dơi) được hỗ trợ vốn đã đầu tư vào nghề vá lưới.

Theo Chủ tịch huyện Đầm Dơi, ông Nguyễn Chí Thuần: Trong năm 2019, chính sách đối với người có công, an sinh xã hội luôn được các cấp, các ngành thực hiện chu đáo, kịp thời; vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 1,1 tỷ (đạt 110%) xây dựng 22 căn và sửa chữa 10 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách; vận động quỹ vì người nghèo được hơn 8,9 tỷ đồng.

Trong đó, tiền mặt hơn 2,1 tỷ đồng, ủng hộ bằng các hình thức quy ra tiền trên 6 tỷ đồng và hỗ trợ xây dựng 132 căn nhà đại đoàn kết...

Bên cạnh đó, Đầm Dơi còn xây dựng 156 căn nhà theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng và hỗ trợ để phát triển sản xuất cho bà con hộ nghèo, cận nghèo hàng trăm triệu đồng. Từ đó, nhiều gia đình đã cố gắng lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

“Với mục tiêu giảm hộ nghèo và cận nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, bên cạnh việc hỗ trợ vốn, cách thức làm ăn, huyện Đầm Dơi còn giúp cho hộ nghèo tìm việc làm để có thêm thu nhập. Mỗi năm 100% hộ nghèo và cận nghèo được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước...

Qua rà soát cuối năm 2019, Đầm Dơi còn 1.886 hộ nghèo (chiếm 4,12%, giảm 2,57% so với năm 2018) và 834 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 1,86%, giảm 0,65% so với năm 2018).

Bên cạnh đó là phối hợp giữa các nguồn vốn để hỗ trợ, giúp đỡ và nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay để hộ nghèo học tập và vươn lên”, ông Thuần nói.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, trong năm 2019 đã đào tạo nghề theo Quyết định số 1956 của Chính phủ Đầm Dơi đã tổ chức được 18 lớp, có 523 học viên (đạt 102%).

Trong đó, nghề nông nghiệp 11 lớp, 325 học viên và nghệ phi nông nghiệp 7 lớp, 198 học viên, sau khóa học có trên 80% học viên đều có việc làm sau khi đào tạo.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.