| Hotline: 0983.970.780

Đàn bò sữa giảm vì chi phí tăng cao

Thứ Năm 04/05/2023 , 13:27 (GMT+7)

LÂM ĐỒNG Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi giá sữa không thay đổi đã khiến người chăn nuôi bò sữa ở Lâm Đồng gặp khó khăn.

Đàn bò sữa của huyện Di Linh hiện nay khoảng 844 con, giảm 67 con so với cuối năm 2022. Ảnh: Minh Hậu.

Đàn bò sữa của huyện Di Linh hiện nay khoảng 844 con, giảm 67 con so với cuối năm 2022. Ảnh: Minh Hậu.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Di Linh (Lâm Đồng), đàn bò sữa của địa phương hiện nay khoảng 844 con, giảm 67 con so với cuối năm 2022.

Ông Vũ Hồng Long, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Di Linh cho biết, nguyên nhân giảm đàn bò sữa trong thời gian qua có yếu tố do giá nguyên liệu đầu vào như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vật tư phục vụ chăn nuôi, giá nhân công lao động... tăng cao nhưng giá sữa không tăng. Ngoài ra, các đơn vị thu mua sữa nguyên liệu kiểm soát ngày càng chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Theo thống kê, toàn huyện Di Linh có 19 hộ chăn nuôi (tổng đàn 551 con) và trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt - Trại 3 Organic Di Linh với khoảng 293 con. Địa bàn chăn nuôi bò sữa chủ yếu tại các xã Đinh Lạc, Hòa Bắc, Liên Đầm, Tân Châu, thị trấn Di Linh, Tân Nghĩa và Gung Ré.

Hiện sản phẩm sữa nguyên liệu từ các hộ chăn nuôi được 2 cơ sở gồm trạm thu mua sữa của Công ty Vinamilk tại xã Đinh Lạc và trạm thu mua sữa của Hợp tác xã bò sữa Dairy Farmers Di Linh tại xã Liên Đầm.

Tổng sản lượng sữa của huyện Di Linh đạt khoảng 3.300 - 3.500 lít/ngày, giá sữa tùy thuộc vào chất lượng và dao động từ 11.000 - 16.000 đồng/lít.

Xem thêm
Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Rau màu ùn ứ, giá rẻ như cho

NGHỆ AN Nông dân vùng rau xã Quỳnh Liên (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) buồn bã khi giá rau ràu tụt dốc không phanh.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất