| Hotline: 0983.970.780

Đàn trâu về 'đẩy' cái nghèo đi

Thứ Ba 08/06/2021 , 09:36 (GMT+7)

Những con trâu béo múp được người miền xuôi lần lượt cho lên xe tải nhân lên niềm vui của ông Ma Văn Chủ khi cầm chắc trong tay cả trăm triệu đồng.

Ông Ma Văn Chủ nuôi trâu vỗ béo phát triển kinh tế. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Ma Văn Chủ nuôi trâu vỗ béo phát triển kinh tế. Ảnh: Đào Thanh.

Làm liều lãi tiền triệu

Khác với ngày thường, hôm nay dù đã 19 giờ, trời nhá nhem tối, nhưng gia đình ông Ma Văn Chủ (dân tộc Tày) ở Bản Nhùng, xã Năng Khả, huyện Na Hang (Tuyên Quang) vẫn rôm rả tiếng cười nói. Bởi gia đình ông lại đến lứa xuất chuồng đàn trâu béo múp cả chục con cho thương lái miền xuôi.

Gia đình ông Chủ là hộ nuôi trâu võ béo nhiều nổi tiếng ở vùng này. Chuyện nuôi trâu vỗ béo của ông bắt đầu cách đây 4 năm về trước, khi cậu con trai cả của ông là Ma Văn Chinh bỗng dưng ôm cả trăm triệu đồng tiền vay từ ngân hàng để mang mấy con trâu gầy trơ xương về vỗ béo.

Nhìn đàn trâu, ông thốt lên với cậu con trai: Nhà mình đã nghèo lại mang mấy con trâu gầy trơ xương chẳng đủ sức để cầy bừa chứ chưa kể có thể bán lấy thịt.

Ông Chủ kể lại, nghe đâu nó sang tận tỉnh Bắc Kạn mới mua được đàn trâu ấy về. Về nhà nó thì hớn hở khoe mua được đàn trâu rẻ lại học thêm được cách cho nó ăn có thể béo chỉ vài tháng sẽ thu lãi tiền triệu, còn ông thì buồn rầu rĩ. Cái sự buồn của ông càng nhân lên khi con trâu lớn nhất đàn giá mua về hơn 40 triệu chẳng chịu ăn cám để lớn nhanh béo tốt. Bởi nuôi trâu vỗ béo ngoài cho ăn cỏ thì người dân còn bổ sung thêm tinh bột bằng cách nấu cám hoặc nấu cháo.

Cậu con trai ông đôn đáo ngược xuôi hỏi những người có kinh nghiệm chăn nuôi chỉ dẫn cách chữa trị thì mới biết, những con như thế trước đây chỉ quen ăn cỏ tự nhiên, chưa quen ăn cám. Rồi họ bày cho gia đình ông cách hàng ngày trà muối ăn vào răng của nó để nó quen với vị mặn. Cả tuần hì hụi trà muối vào răng của nó, cuối cùng con trâu đã chịu ăn cám khiến cả nhà thở phào nhẹ nhõm.

Sau mấy tháng nuôi vỗ béo, đàn trâu của gia đình ông Chủ được bán, mỗi con ông lãi khoảng 6 triệu đồng.

Cả nhà ai cũng biết chọn trâu đẹp

Nhờ nuôi trâu vỗ béo, gia đình ông Ma Văn Chủ có thu nhập khá và trở thành người sở hữu nhiều trâu nhất xã Năng Khả. Ảnh: Đào Thanh.

Nhờ nuôi trâu vỗ béo, gia đình ông Ma Văn Chủ có thu nhập khá và trở thành người sở hữu nhiều trâu nhất xã Năng Khả. Ảnh: Đào Thanh.

Trong đàn trâu của ông Chủ, có con cứ cọ sừng vào chuồng kêu lạch cạch, bộ dạng rất hung hăng hiếu chiến. Ông bảo đó là con trâu khỏe đẹp nhất đàn, mình nở, cặp sừng to đẹp… Con trâu được ông mua hơn 30 triệu đồng, nay có người trả hơn 60 triệu nhưng ông chẳng muốn bán. Ở lâu với ông nó khá biết việc. Tất cả việc cày bừa, kéo ngô, lúa… đều nhờ cả vào nó. Đó cũng là con trâu đẹp nhất trong lứa trâu đầu tiên cậu con trai ông mua về. Ông muốn giữ lại để lấy làm động lực phát triển chăn nuôi.

Ông Chủ bảo rằng, con trâu đẹp là dáng phải cao to cân đối, mồm to, vai rộng, lông phải thưa, lông mà dày, thường là trâu còi. Để vỗ béo hiệu quả thì không nên mua trâu già quá, trâu từ 6 răng trở lên thì vỗ sẽ rất nhanh béo.

Ngay cả vợ ông - bà Hoàng Thị Hoanh, người phụ nữ vùng cao tưởng chỉ quen với bếp núc đồi nương thì nay cũng thuộc làu làu các đặc điểm nhận dạng để biết con trâu nào có tiềm năng đầu tư vỗ béo, cho lãi; biết các công đoạn chăm sóc làm sao để trâu khỏe lớn nhanh. Bà còn là người được giao cai quản cả 2ha đồi cỏ voi rộng lớn của gia đình để đảm bảo duy trì lượng thức ăn cho 20 đến 30 con trâu thường xuyên ở trong chuồng.

Bà Hoanh hoanh cho biết, nuôi trâu vỗ béo nguồn thức ăn chính vẫn là cỏ. Ở rừng cỏ hoang khá nhiều, nhưng không phải lúc nào cũng sạch. Bởi nhiều khi người dân phun thuốc sâu mình không biết lấy về cho trâu ăn thì rất dễ bị ngộ độc. Để chủ động nguồn cỏ từ năm 2019, gia đình bà đã cải tại 2ha vườn đồi để trồng cỏ voi. Loại cỏ này lớn rất nhanh và thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết.

Còn anh Ma Văn Chinh, con trai trai ông cho biết, muốn chăn nuôi trâu, bò vỗ béo hiệu quả thì người nuôi cần kiến thức sâu rộng về vật nuôi; nguồn thức ăn dồi dào. Dù đã 4 năm vào nghề nhưng khi có thời gian rảnh rỗi anh đều bỏ công đi tham quan các mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Anh cũng là người vận động bố mẹ cải tạo 2ha đất ruộng, đất đồi của gia đình để trồng cây cỏ voi làm thức ăn; rồi nghiên cứu cách ủ chất thải của vật nuôi thành phân bón cho cỏ và cây trồng; nghiên cứu cách ủ cỏ trong bao tải dự trữ thức ăn trong những ngày đông giá rét khan hiếm cỏ.

Nhờ có sự đầu tư chuồng trại và thức ăn đảm bảo nên sau 3 tháng nuôi mỗi con trâu của gia đình ông Chủ đều tăng trọng lượng từ 80 - 100kg, trừ chi phí mỗi con cũng lãi khoảng 5 triệu đồng. Nuôi trâu theo hình thức nuôi nhốt vỗ béo là hình thức làm ăn rất hiệu quả, người dân không phải bỏ quá nhiều công sức chăn dắt theo cách thủ công, chỉ cần tuân thủ đúng quy trình chăn nuôi, ngay như lượng nước uống cũng phải hợp lý nếu không sẽ bị bệnh đường ruột...

Đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn trâu vỗ béo, gia đình ông Chủ trồng 2ha cỏi voi. Ảnh: Đào Thanh.

Đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn trâu vỗ béo, gia đình ông Chủ trồng 2ha cỏi voi. Ảnh: Đào Thanh.

Lan tỏa phong tràu nuôi trâu vỗ béo

Thấy gia đình ông Chủ nuôi trâu vỗ béo hiệu quả, rất nhiều hộ gia đình ở xã Năng Khả đã đến tham quan học hỏi kinh nghiệm và đều được ông chỉ bảo tận tình kỹ thuật chăm sóc cũng như kinh nghiệm chọn con vật nuôi. Nhiều hộ gia đình như gia đình ông Hoàng Văn Hải (dân tộc Tày) nuôi 15 con trâu, bò vỗ béo; hộ gia đình ông Ma Văn Vui (dân tộc Tày) nuôi 15 con bò vỗ béo cùng thôn Bản Nhùng đã phát triển hiệu quả.

Ông Chủ cho biết, nuôi trâu, bò vỗ béo bà có thể tận dụng tối đa thức ăn xanh trên các cánh đồng. Trước đây thân cây ngô chỉ để lại trên cánh đồng để đốt bỏ nay bà con tận dụng tối đa mang về nhà băm nhỏ để làm thức ăn cho đàn gia súc. Tuy nhiên, không phải hộ nào cũng có thể nuôi trâu, bò vỗ béo được. Bởi muốn nuôi được trước hết phải có vốn đầu tư, phải chịu khó học tập để nâng cao kiến thức ăn nuôi. Từ chế độ khẩu phần ăn đến vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng dịch bệnh.

Nuôi trâu vỗ béo có thâm niên, gia đình ông Chủ trở thành mối thân quen với thương lái miền xuôi. Bởi thế, khi trâu được bán ông chỉ cần alo hôm trước hôm sau thương lái đã có mặt tại nhà trả giá sát với giá thị trường. "Trước kia chưa có dịch Covid-19, trâu vỗ béo thường bán nhanh hơn. Từ ngày "con" Covid nó về, trâu của ông bán cũng chậm hơn nhưng vẫn tiêu thụ được", ông Chủ chia sẻ.

Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Na Hang Vi Ngọc Quý cho biết, trước đây ở xã Năng Khả con trâu, con bò gắn liền với người nông dân chủ yếu là để cầy kéo chứ ít ai nghĩ đến việc chăn nuôi thương phẩm. Từ hộ gia đình ông Chủ, phong trào nuôi trâu, bò vỗ béo ở xã Năng Khả đã nhanh chóng đưa địa phương này vươn lên tốp đầu về tổng đàn đại gia súc của huyện vùng cao Na Hang.

Người dân nuôi trâu, bò vỗ béo theo chu kỳ. Khoảng 3 tháng sẽ xuất chuồng 1 lứa nuôi. Hiện nay ở xã Năng Khả có khoảng 200 hộ nuôi trâu, bò vỗ béo, trong đó có 10 hộ nuôi từ 10 đến 40 con, còn lại phần lớn các hộ nuôi 2 đến 10 con.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.