Dưới đây là lời trần tình của các cặp vợ chồng trẻ về sự thay đổi chính sách sinh đẻ vừa được Bộ Chính trị thông báo tại cuộc họp hôm 31/5, nhằm cải thiện tỷ lệ sinh đang giảm mạnh tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
“Cha mẹ chúng ta sống vì con cái, chúng ta sống cho chính mình”
Đó là tổng kết của chị Jia Shicong- một nhà quản lý dự án giáo dục 31 tuổi, ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, miền trung Trung Quốc. Cô Jia mới kết hôn với kỹ sư cùng tuổi Hu Xuancheng và họ có một bé gái 19 tháng tuổi.
“Khi nghe tin tức về chính sách ba con ngày hôm nay, các đồng nghiệp của tôi đã nói đùa rằng: Trừ khi chính phủ thưởng cho chúng tôi một căn hộ và bao ăn học cho mỗi đứa trẻ mà chúng tôi sinh ra, bằng không chính sách này chẳng liên quan gì đến chúng tôi cả”, cô Jia chia sẻ.
Các cặp vợ chồng ở Trung Quốc, nhất là phụ nữ đang ngày càng có xu hướng ít muốn sinh con. Điều này là do áp lực quá cao trong xã hội hiện đại bởi vì sau khi sinh con, là phụ nữ bạn khó có thể sớm quay trở lại làm việc vì phải chăm sóc con cái. Nếu bạn càng sinh nhiều con, bạn sẽ càng phải hy sinh nhiều hơn.
Ngoài ra, khi trở thành cha mẹ, bạn sẽ phải suy nghĩ và lo lắng về việc giáo dục con cái trong tương lai. Các bậc cha mẹ đều mong muốn mọi thứ tốt nhất cho con cái mình nhưng sự cạnh tranh ở Trung Quốc ngày nay đang quá khốc liệt.
“Nói tóm lại, thế hệ người trẻ Trung Quốc của tôi đã khác khá xa so với thế hệ của cha mẹ tôi. Thế hệ cha mẹ tôi sống vì con cái, nhưng thế hệ chúng tôi dường nhưu đang sống cho chính mình”, Jia cho hay.
“Nếu chính phủ nghiêm túc, họ nên cải thiện hệ thống chăm sóc trẻ em”
“Tôi đến từ vùng nông thôn, có vợ là người sinh ra ở thành phố, lại là con một trong gia đình. Tôi sinh năm 1987. Mặc dù lúc ấy mọi người dân vẫn trong giai đoạn thực hiện chính sách một con của nhà nước, nhưng nhà tôi vẫn có hai anh chị em. Bố mẹ tôi hồi đó đã phải nộp phạt vì vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình. Tôi rất thích trẻ con nhưng cuộc sống ngày nay quá căng thẳng và có nhiều thứ phải lo lắng, chỉ mong làm sao để gia đình nhỏ của mình ổn là đã quá áp lực rồi”.
Wang Zhenyu là một nhà nghiên cứu 33 tuổi, có chồng là anh Miao Dong, một nhà văn tự do 26 tuổi. Họ đang sinh sống ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông và không có con cho biết: Tôi không nghĩ rằng việc nới lỏng các quy định sinh đẻ sẽ có hiệu quả. Ở Trung Quốc ngày nay, có rất ít người muốn cân nhắc việc sinh thêm hơn hai con. Ngay cả trong số những người dự định sẽ sinh thêm con như vậy thì việc nuôi dạy chúng là quá tốn kém đối với các cặp vợ chồng trẻ.
Tuy nhiên thông báo về "chính sách ba con" hôm 31/5 được loan đi từ cấp cao nhất, là một tín hiệu cho thấy chính quyền trung ương đang lo lắng về xu hướng nhân khẩu học trong những ngày này. Đó là một thách thức lớn ở phía trước đối với đất nước chúng ta.
Anh Wang phân tích: “Bà xã tôi không muốn có con. Đó là vì cô ấy muốn theo đuổi sự nghiệp cá nhân, trong khi có quá nhiều gánh nặng khi phải nuôi dạy một đứa trẻ - huống hồ là nhiều hơn. Nếu chính phủ thực sự nghiêm túc trong việc khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm trẻ con, họ nên cải thiện những thứ như phúc lợi, chăm sóc trẻ em và xóa bỏ tệ phân biệt đối xử với phụ nữ. Nhưng vượt lên trên hết, giáo dục đang là một vấn đề lớn khác khi nó sẽ được tính vào quyết định có con của các cặp vợ chồng Trung Quốc”.
“Tôi là con một nên rất muốn có nhiều con”
Gloria Ai là một người dẫn chương trình truyền hình 34 tuổi sống vfa làm việc tại thủ đô Bắc Kinh, ngược lại đang rất mong sớm có con.
Tôi là con một sinh năm 1987 theo chính sách một con trước đây. Khi tôi lớn lên, tôi đã luôn hy vọng về một gia đình lớn. Tôi thích được sắp nhỏ vây xung quanh. Tuy nhiên khi điều hành công việc kinh doanh truyền thông của riêng mình trong vài năm qua, tôi mới nhận ra một điều rằng: Vì tôi khá giả về tài chính nên tôi có đủ khả năng để có một gia đình đông con. Đó là một đặc ân. Tôi nghĩ chính sách mới sẽ cho phép tôi đẻ thêm con và nó cũng là động lực khuyến khích tôi làm việc chăm chỉ hơn cho các con và gia đình của tôi.