| Hotline: 0983.970.780

Đảo Bé khốn đốn vì hệ thống lọc nước biển hư hỏng

Thứ Năm 17/05/2018 , 09:10 (GMT+7)

Thời gian qua, sự cố hư hỏng hệ thống lọc nước tại nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt ở đảo Bé, xã đảo An Bình, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã khiến cho người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Nếu kéo dài, các hộ dân trên đảo phải chấp nhận mua nước ngọt dùng với giá cao.

11-50-36_1
Hơn 1 tháng qua, hệ thống lọc của nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt ở đảo Bé hư hỏng

Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, không có nước ngầm nên hàng năm 112 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu ở đảo Bé thường xuyên đối mặt với nỗi lo thiếu nước ngọt. Trước tình trạng này, vào năm 2012 Công ty DOSANVINA đã tài trợ với số vốn đầu tư hơn 1 triệu USD để xây dựng nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt.

Nhà máy hoàn thành cuối năm 2013 gồm 2 tổ máy có công suất lọc 200 mét khối/ngày đêm đã giải quyết về cơ bản nhu cầu về nước sinh hoạt cho người dân trên đảo. Đây là niềm vui lớn với đảo Bé, giúp hạn chế phần nào nạn khan hiếm nước sinh hoạt trên đảo. Thế nhưng, gần 1 tháng qua, vì sự cố hư hỏng hệ thống bộ lọc nên 1 trong 2 tổ máy không thể hoạt động, khiến cuộc sống người dân xã đảo gặp trở ngại.

Bà Nguyễn Thị Phúc, trú khu dân cư số 3, xã An Bình cho biết: “Vì nhà máy nước hư hỏng nên người dân chúng tôi phải sử dụng can nhựa lên tận nhà máy để lấy nước về dùng. Trong khi đó, mùa khô hạn đã tới nên việc thiếu nước sinh hoạt như thế này chăc chắn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bà con”.

Còn ông Đặng Yên, 73 tuổi, trú xã An Bình chia sẻ thêm, trước đây khi chưa có nhà máy nước thì hầu như hộ dân nào trên đảo cũng phải xây bể chứa nước dự trữ. Tuy nhiên, từ khi nhà máy lọc nước biển đi vận hành thì chỉ có ít hộ dân dùng bể chứa dẫn đến việc thiếu nước sinh hoạt. “Nếu tình trạng này kéo dài, người dân phải mua nước ngọt từ đảo lớn chở qua với giá 200 ngàn đồng/mét khối”, ông Yên nói.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Lê, Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết, theo thông báo của nhà tài trợ, thời gian sửa chữa, thay mới thiết bị kéo dài từ 2- 3 tháng, quá dài và vượt sức chịu đựng của người dân. Khoảng thời gian này bà con trên xã đảo không biết lấy đâu nước sinh hoạt mà sử dụng.

11-50-36_2
Để có nước sinh hoạt, người dân phải dùng can nhựa đến tận hệ thống lọc để lấy về dùng

“Để có đủ nguồn nước phục vụ nhân dân trong thời gian tới, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, chỉ dùng nước ngọt để ăn uống, đun nấu, tuyệt đối không dùng nước ngọt vào những mục đích khác”, ông Lê cho biết.

Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Hiện nay, đơn vị tài trợ là Công ty DOSANVINA đã khắc phục được một hệ thống bộ lọc nước ngọt, nên về cơ bản đã cung cấp nước trở lại cho bà con trên đảo Bé. Và máy lọc nước ngọt còn lại đang được đơn vị này tiếp tục sửa chữa trong thời gian sớm nhất để phục cho bà con trên đảo”.

 

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...