| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo lao động Việt Nam ở Nhật Bản

Thứ Năm 16/08/2012 , 10:51 (GMT+7)

Hiện có hơn 18.000 TTS VN đang tu nghiệp tại Nhật Bản. Riêng năm 2011, VN đã đưa hơn 7.000 TTS kỹ thuật sang làm việc...

* Xứ sở hoa anh đào đãi ngộ trí thức VN

Một buổi thực tập do giảng viên Nhật Bản đứng lớp

Bộ LĐ-TB&XH VN vừa phối hợp với Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (Jitco) tổ chức hội thảo tại Nhật Bản với chủ đề: “Thúc đẩy việc đưa thực tập sinh (TTS) sang thực tập tại Nhật Bản và sử dụng có hiệu quả tay nghề, kiến thức của TTS sau khi về nước” do Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa chủ trì.

Hiện có hơn 18.000 TTS VN đang tu nghiệp tại Nhật Bản. Riêng năm 2011, VN đã đưa hơn 7.000 TTS kỹ thuật sang làm việc. “Phía Jitco đưa ra các đề xuất về việc thiết lập kênh thông tin giới thiệu với các DN Nhật đang đầu tư vào VN những thực tập sinh chuẩn bị hết hợp đồng trở về với các kỹ năng và ngành nghề phù hợp”- ông Hòa chia sẻ.

Ngoài ra, Jitco cũng mong muốn VN nâng cao chất lượng ngoại ngữ của TTS nhằm tiếp nhận thêm số lượng đào tạo một số ngành nghề, chủ yếu là chế tạo máy SX nông nghiệp, bởi đây lĩnh vực khá phù hợp với lao động VN.

Cũng theo ông Hòa, đánh giá của Tổ chức Jitco cho thấy, so với các nước, lao động VN đã phát huy có hiệu quả chương trình tu nghiệp sinh. Sau khi về nước, phần lớn số này đã trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghiên cứu lao động trở về nước sau khi làm việc ở nước ngoài của Viện Khoa học LĐ&XH cho thấy, lao động VN sang làm việc tại Nhật Bản có mức tính lũy cao và ổn định nhất.

Sau 3 năm "chảy máu chất xám" ở Nhật, mức tích lũy bình quân của lao động VN là 312 triệu đ/người. Có tới 7,41% tổng số lao động trở về tiếp tục học để nâng cao trình độ. Chưa kể 46,71% lao động đi làm việc tại Nhật Bản về nước có mức thu nhập tương đối tốt (khoảng 10 triệu đ/tháng). Số lao động được ký hợp đồng lao động và tham gia BHXH cũng tập trung chủ yếu vào người trở về từ xứ sở hoa anh đào.

Kinh nghiệm khi giao tiếp với người Nhật: Không giấu được điều gì nên cứ bộc lộ bình thường. Đứng trên quan điểm nói thật nhưng không nói hết. Đừng lo lắng nếu lúc đầu mình "yếu", chỉ cần cố gắng là những cố gắng sẽ được ghi nhận. Họ rất lịch sự trong giao tiếp, biết đâu là công việc mình cần phải làm. Khi làm việc với mình họ sẽ  rất chu đáo và tỏ ra vô cùng thân thiện.

Người Nhật ưa sự chính xác nên khi nói chuyện với họ không được nói đoán, nói đùa, không được dịch bừa mà phải cực kỳ chính xác và đúng sự thật...

Là DN đưa nhiều lao động XK sang Nhật Bản, ông Vũ Minh Xuyên, GĐ Cty XKLĐ Sovilaco cho rằng, với sự chắc chắn và đòi hỏi cao của DN Nhật Bản, các DN XKLĐ sang thị trường này phải mất nhiều thời gian mới có thể khai thác được hợp đồng với đối tác, cùng với đòi hỏi đầu vào cao, nên việc tăng số lượng tiếp nhận sẽ phải là một quá trình nằm trong kế hoạch của họ, chứ không thể có sự tăng đột biến.

Một trở ngại lớn nhất để có thể trưng dụng các lao động hết thời hạn tu nghiệp tại Nhật Bản trở về đầu quân cho các DN nước này làm ăn tại VN chính là thu nhập. Rất nhiều TTS VN có bằng ĐH chấp nhận sang Nhật làm các công việc của công nhân thực thụ, mục đích là kiếm được khoản thu nhập cao hơn nhiều lần trong nước.

Khi trở về với số vốn tích lũy được, họ bắt đầu có nhiều lựa chọn và khó chấp nhận mức lương ở VN với công việc tương tự như đã làm tại Nhật Bản. “Nhưng với hướng tiếp tục đào tạo tay nghề cho các TTS sau khi về nước để đặt họ vào các vị trí trưởng nhóm, chủ chốt trong các bộ phận của các DN Nhật Bản, chắc chắn sẽ tạo động lực thu hút các TTS trở về tiếp tục phát huy kỹ năng của mình”, ông Xuyên chia sẻ.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Phối hợp xử lý tàu cá bị mất kết nối giám sát hành trình trên biển

BÌNH THUẬN Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp, tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ đối với tàu cá nhằm nỗ lực tháo gỡ 'thẻ vàng' EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.