| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo nghề ở Hàm Thuận Bắc

Thứ Hai 12/12/2011 , 09:41 (GMT+7)

Huyện Hàm Thuận Bắc được UBND tỉnh Bình Thuận chọn làm điểm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015.

Huyện Hàm Thuận Bắc được UBND tỉnh Bình Thuận chọn làm điểm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015.

Trong những năm qua, từ các lớp đào tạo nghề, nông dân đã tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, người dân nhận thức được việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trở thành nhu cầu cần thiết.

Mục tiêu phấn đấu trong đào tạo nghề là: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá…”.

Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Hàm Thuận Bắc đạt 48%, trong đó đào tạo nghề đạt 22%. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 1.650 lao động, gắn với đó là giải quyết việc làm cho 3.000-3.500 lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi vào cuối năm 2015 còn dưới 4%.

Trung tâm Dạy nghề huyện chịu trách nhiệm chính trong việc đào tạo nghề, từ ngắn hạn đến sơ cấp nghề. Một thuận lợi cơ bản là trên địa bàn huyện có Trung tâm Dạy nghề A&T (tư nhân). Tính đến đầu tháng 12/2011, Trung tâm Dạy nghề huyện và Trung tâm Dạy nghề A&T đã mở 38 lớp, đào tạo nghề cho 1.168 người. Trong đó, Trung tâm Dạy nghề huyện mở 20 lớp/628 học viên, Trung tâm Dạy nghề A&T mở 18 lớp/540 học viên. Đáng chú ý, số học viên đã tốt nghiệp của Trung tâm Dạy nghề huyện có 132 người dân tộc thiểu số, 81 người là đối tượng chính sách, 16 người khuyết tật.

Thời gian còn lại cuối năm 2011, Trung tâm sẽ mở thêm 5 lớp, nâng số học viên được đào tạo nghề cả năm lên 770 người, đạt 100% kế hoạch. Các nghề đào tạo trong thời gian qua là nghề trồng cây lúa nước, bắp lai, trồng và chăm sóc cây thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng rau an toàn, trồng nấm, nghề may thủ công, nghề chăn nuôi/thú y, nghề mộc dân dụng, sửa chữa máy nông nghiệp, tin học văn phòng và nghề mây tre đan. Các lớp dạy với nhiều ngành nghề đa dạng thể hiện nhu cầu của lao động nông thôn đồng thời phản ánh tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc thù của một huyện nông nghiệp như Hàm Thuận Bắc.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.