| Hotline: 0983.970.780

Đầu độc rừng thông ba lá lấn chiếm đất rừng

Thứ Ba 18/01/2022 , 11:02 (GMT+7)

Thời gian qua, tình trạng cưa hạ, đầu độc thông bằng thuốc diệt cỏ để lấn chiếm đất rừng ở chân núi Langbiang tiếp tục diễn ra, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Khu vực triền núi Langbiang (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) có hướng nhìn bao quát ra vùng hồ Đan Kia – Suối Vàng, nhìn thấy Đà Lạt và rừng mai anh đào nên những năm gần đây hút khách du lịch lên tham quan. Đây là khu vực rừng thuộc tiểu khu 112B, lâm phần do Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà quản lý.

Thông bị đốn hạ nằm la liệt trên triền đồi. Ảnh: N.A.

Thông bị đốn hạ nằm la liệt trên triền đồi. Ảnh: N.A.

Điều đáng nói, khu vực rừng này đã và đang xảy ra nhiều vụ lén lút chặt hạ thông ba lá, ken gốc, đầu độc rừng thông bằng thuốc diệt cỏ để lấn chiếm đất rừng. Thời điểm đầu tháng 1, ở khu vực này xuất hiện cả trăm gốc thông ba lá có đường kính từ 40-60cm bị đốn hạ, nhiều gốc bị đốt cháy phần vỏ và một số khác bị vết cưa, vết chặt ăn sâu vào nửa thân cây. Nhiều vị trí cây bị đốn hạ nằm ngổn ngang trong khi một số cây khác chết đứng. Ở một số khu vực rừng, những người lấn chiếm đất tổ chức đào bới, san gạt làm thay đổi hiện trạng.

Theo ghi nhận, tình trạng chặt phá, đầu độc rừng thông lấn chiếm đất tại khu vực này xảy ra khoảng 2 năm nay. Thông ba lá bị huỷ hoại nằm rải rác trên một triền đồi rộng lớn. Tại đây, các lóng gỗ vẫn còn nằm ngổn ngang tại hiện trường, nhiều vị trí đã có dấu kiểm đếm của cơ quan chức năng.

Ông Trần Đình Toàn, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm xã Lát, đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ, tiểu khu 112B rộng 1.653ha cho biết từ năm 2020 đến nay đã xảy ra 3 vụ phá rừng trái pháp luật, một vụ dựng nhà tôn trái phép trên đất rừng.

Các đối tượng thực hiện hình thức ken gốc, đổ thuốc diệt cỏ đầu độc rừng thông. Ảnh: N.A.

Các đối tượng thực hiện hình thức ken gốc, đổ thuốc diệt cỏ đầu độc rừng thông. Ảnh: N.A.

Gần đây nhất là giữa tháng 9/2021, Trạm Kiểm lâm xã Lát phát hiện 29 cây thông 3 lá đường kính 23-50cm với khối lượng lâm sản gần 13m3 bị chặt hạ tại khoảnh 12 (Tiểu khu 112B). Đến tháng 10/2021, lực lượng này tiếp tục phát hiện 23 cây thông khoảnh 13, Tiểu khu 112B với đường kính gốc từ 16-68cm bị cưa hạ, toàn bộ lâm sản đã bị lấy đi.

Trong số các vụ phá rừng lấn chiếm đất từ năm 2020 đến nay, cơ quan chức năng mới phát hiện được 2 đối tượng là Rơ Ông Ha Ka và Liêng Hót Ja Bát và đã điều tra, khởi tố. Các vụ còn lại hiện vẫn đang điều tra, làm rõ.

Theo Hạt Kiểm lâm vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, hiện nay Trạm Kiểm lâm xã Lát có 4 cán bộ kiểm lâm trong biên chế, 1 kiểm lâm viên hợp đồng và hợp đồng với 2 tổ nhận khoán bảo vệ rừng với tổng cộng 63 hộ dân. Riêng khu vực rừng thuộc tiểu khu 112B rộng 1.635ha và do diện tích rộng, lực lượng ít nên việc quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các đối tượng phá rừng bằng hình thức ken gốc, đổ thuốc diệt cỏ tinh vi nên khó phát hiện.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất