| Hotline: 0983.970.780

Phá rừng thông ba lá quy mô lớn ở Lâm Đồng

Thứ Tư 29/12/2021 , 09:51 (GMT+7)

Kiểm đếm tại hiện trường, lực lượng chức năng ghi nhận 519 cây thông ba lá với đường kính thân từ 8-50cm bị chặt hạ, hàng trăm lóng gỗ nằm la liệt.

Ngày 29/12, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp cùng Công an tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan chức năng tổ chức điều tra vụ phá rừng thông quy mô lớn xảy ra tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng.

Vụ phá rừng thông xảy ra tại tiểu khu 267C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Ảnh: L.V.

Vụ phá rừng thông xảy ra tại tiểu khu 267C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Ảnh: L.V.

Theo xác minh ban đầu, vụ phá rừng thông xảy ra tại tiểu khu 267C (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng) thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý.

Qua kiểm đếm, lực lượng chức năng ghi nhận có khoảng 519 cây thông 3 lá với đường kính từ 8-50cm bị chặt hạ. Lâm sản còn lại tại hiện trường gồm trên 600 lóng gỗ, tương đương 54m3.

Cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra vụ phá rừng thông. Ảnh: L.V. 

Cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra vụ phá rừng thông. Ảnh: L.V

Khu vực xảy ra phá rừng trước đây được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt thực hiện dự án trồng rừng, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và sân golf. Công ty này sau đó để đất bị lấn chiếm và chậm đưa vào sử dụng quá 24 tháng nên đến tháng 6/2021, tỉnh Lâm Đồng thu hồi và giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý.

Ông Hồ Hữu Hiếu, Chủ tịch UBND xã Hiệp An cho biết việc phá rừng tại khu vực trên đã diễn ra từ lâu và nhiều khả năng đây là vụ phá rừng để lấn chiếm đất lâm nghiệp. Hiện UBND xã Hiệp An đáng phối hợp cùng các cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất