| Hotline: 0983.970.780

Đầu năm, ngư dân vượt khó ra khơi

Thứ Sáu 08/01/2010 , 10:14 (GMT+7)

Để lại phía sau nợ nần do những chuyến biển kém hiệu quả từ 2009, ngư dân Phú Yên đã mở biển, bước vào vụ đánh bắt mới sớm hơn mọi năm một tháng với nhiều lo toan.

Để lại phía sau nợ nần do những chuyến biển kém hiệu quả từ 2009, ngư dân Phú Yên đã mở biển, bước vào vụ đánh bắt mới sớm hơn mọi năm một tháng với nhiều lo toan. Song họ đã có tin vui: cá xuất hiện sớm, hứa hẹn được mùa biển. 

Trận bão lũ đầu tháng 11/2009 đã làm cho 221 chiếc tàu thuyền của ngư dân Phú Yên bị chìm, 45 chiếc khác bị va đập hư hỏng nặng và 8 chiếc bị lũ cuốn trôi. Đáng nói là trong số những tàu thuyền bị hư hại do bão lũ, nhiều tàu đã hết thời hạn bảo hiểm mà ngư dân chưa hoàn tất thủ tục để mua bảo hiểm mới, vì thế toàn bộ thiệt hại đều ngư dân phải gánh chịu. Ông Biện Minh Tâm, GĐ Sở NN- PTNT Phú Yên cho biết: Hiện nay, hiệu lực Quyết định 289 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên và thân tàu vẫn còn. Sở đã triển khai, nhưng các địa phương và ngư dân vẫn có tư tưởng ỷ lại, không nghĩ đến rủi ro.

Không có bồi thường từ bảo hiểm, trong khi tàu không thể nằm bờ khi mùa biển đã đến. Ông Hà Kiệm, ngư dân ở thôn 7 xã An Ninh Đông, huyện Tuy An than thở: Cả tháng nay, ngư dân chúng tôi phải vay nóng “bạc mười” (một triệu trả lãi 100.000đ/tháng) để sửa chữa ghe và mua sắm cho chuyến biển, trong khi đó con cá làm ra mỗi ngày một khó.

Ông Biện Minh Tâm: Ngành NN- PTNT đã yêu cầu thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại do bão lũ trên lĩnh vực thủy sản và kiến nghị các biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có nguồn của Chính phủ nên trước mắt bản thân mỗi ngư dân phải tự lực để bước vào vụ đánh bắt mới.

Đối với các tàu câu cá ngừ đại dương, chi phí cho chuyến biển tăng 20% so với năm ngoái. Một chuyến mở biển đầu vụ kéo dài một tháng, ngư dân cần khoảng 100 - 120 triệu đồng. Ông Phạm Đạn, ngư dân phường 6, TP Tuy Hòa cho biết: Từ đầu tháng 12 đến nay, dù có hay không có tài sản thế chấp, ngân hàng nào cũng từ chối cho ngư dân vay vốn và hứa…chờ qua Tết. Không đủ nguồn vốn đầu tư, bà con ngư dân tiếp tục vay vốn đầu nậu thu mua cá để lấy vốn mở biển. Sản phẩm cá ngừ một năm nữa lại do các chủ vựa quyết định.

Tuy nhiên đã xuất hiện những tia le lói. Xã Hoà Hiệp Trung, huyện Đông Hòa có hơn 600 phương tiện tàu thuyền hành nghề lưới rút, cản nilông, lưới trủ và cản cước. Hơn 1 tháng sau bão, không khí làm việc ở đây rất khẩn trương- người nâng cấp máy, làm nước ghe, nhà thì đan thêm lưới mới. Bà Nguyễn Thị Thành, ngư dân thôn Phú Thọ 2, xã Hòa Hiệp Trung cho biết: Nhà tôi làm lưới cản, thuyền đã sửa từ trước khi mưa bão, dàn lưới cũng được đưa về nhà để vá lại cẩn thận. Năm nay cá xuất hiện sớm hơn mọi năm, hy vọng sẽ được mùa biển.

Điều đáng mừng là sau bão lũ, biển êm nên ngư dân bước vào mùa biển sớm. Đến đầu tháng 10 âm lịch đã có 20% tàu thuyền câu cá ngừ hoàn tất việc sửa chữa và xuống nước, bắt đầu mùa biển mới bận rộn. Số còn lại mở biển vào các ngày chẵn cuối tháng 10 âm lịch đến đầu tháng 11 âm lịch. Mỗi tàu thuyền mở biển sớm từ đầu tháng 10 âm lịch đã về bến với sản lượng cá ngừ từ 1- 1,2 tấn. Ở các vùng biển gần bờ, nghề lưới cản nổi, lưới cước ngư dân cũng có nguồn thu khá từ cá thu, cá sọc, cá ồ...

Xem thêm
Thời của tôm sú?

Theo số liệu của Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), Trung Quốc, Việt Nam là hai quốc gia sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới, với sản lượng mỗi nước khoảng 150.000 tấn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.