| Hotline: 0983.970.780

Dạy nghề nông dân cần

Thứ Sáu 15/06/2012 , 11:59 (GMT+7)

Từ năm 2010-2012 các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề ở Nghệ An đã mở hàng trăm lớp với hàng nghìn lượt người tham gia học nghề nông...

Hướng dẫn nuôi ong ở xã Nghĩa Mỹ
Thực hiện QĐ 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), từ năm 2010-2012 các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề ở Nghệ An đã mở hàng trăm lớp với hàng nghìn lượt người tham gia học nghề nông...

Qua khảo sát các huyện miền tây của tỉnh và trao đổi với nông dân sau khi học nghề thì bà con rất tự tin, mạnh dạn, say mê áp dụng kiến thức nông nghiệp vào SX. Qua các đợt dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh, bệnh thối ấu trùng ong mật... đặc biệt các đợt rét đậm rét hại cuối năm 2011, đầu năm 2012 bà con đã biết cách phòng ngừa, dập dịch.

Ông Vũ Văn Thán, xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu nói: "Sau khi học nghề, tôi đã chủ động biết cách phòng chống rét cho đàn ong; đặc biệt phòng ngừa bệnh thối ấu trùng cho ong mật, từ 5 đàn ong cuối năm 2011 đến tháng 5/2012 tôi đã nhân được 15 đàn và thu 100 kg mật, bán được 15 triệu đồng". Còn ông Nguyễn Ngọc An, xã Ngọc Sơn cùng huyện sau khi học xong lớp chăn nuôi thú y, đã mở rộng chăn nuôi gia cầm tại gia đình. Mỗi năm ông xuất bán một vạn rưỡi gà giống, một tấn gà thịt, thu nhập 100 triệu đồng/năm.

Phong trào nuôi ong lấy mật phát triển rộng khắp các huyện trung du, miền núi Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Yên Thành, thị xã Thái Hoà. Nhiều địa phương đã thành lập câu lạc bộ nuôi ong để chia sẻ kinh nghiệm như CLB nuôi ong Phú Tân-Tây Hiếu (TX Thái Hòa), CLB nuôi ong huyện Yên Thành, CLB nuôi ong Quỳnh Châu (Quỳnh Lưu)...

Thắng lợi của lớp nuôi ong là đã chuyển giao công nghệ cho bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa, chuyển nuôi ong thùng tròn sang thùng vuông cải tiến. Khi khai thác mật vẫn bảo tồn đàn ong, người học rồi nuôi thành thạo, hướng dẫn cho người chưa được học tạo nên sức lan tỏa rất lớn. 

Tuy vậy đã nảy sinh bất cập, nông dân không mặn mà học nghề nông đặc biệt là nghề trồng trọt, có lớp khai giảng xong không thể tiến hành dạy tiếp. Tôi đã gặp và trao đổi với một số bà con đi học, họ bảo: Phần lý thuyết còn dài, không gắn thực tiễn địa phương, ghi nhiều mỏi tay mà không hiểu (!). Có một số giáo viên trẻ dạy nghề nông chưa có kinh nghiệm, phần lý thuyết còn dài, cho học viên viết chi chít câu mệnh đề theo kiểu dịch tài liệu nước ngoài, rất không phù hợp.

Qua lớp học ở Nghĩa Mỹ cho thấy trong đào tạo nghề cho nông dân, nếu biết cách dạy, dạy những vấn đề nông dân cần, áp dụng cụ thể vào thực tiễn sẽ khích lệ họ theo học, hiểu, tự tin, mạnh dạn áp dụng TBKT vào SX. Có như vậy công cuộc xây dựng nông thôn mới mau chóng thành công.

Để dạy nghề cho nông dân trước hết cần xác định nông dân cần học gì, học cái bà con cần, các vấn đề mà họ cần quan tâm, cần hiểu biết nhất để họ có thể áp dụng ngay vào SX. Đây là một chương trình đào tạo mở, tùy từng địa phương mà thêm bớt nội dung cho phù hợp. Đội ngũ giáo viên là những kỹ sư nông lâm, thuỷ sản lâu năm có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, tài liệu viết để giảng dạy ngắn gọn, dễ hiểu, đầy tính thực tiễn, có lý luận, hiểu biết rộng, thêm chút năng khiếu...

Tháng 11/2011 tôi có tham gia giảng dạy lớp nuôi ong xã Nghĩa Mỹ, TX Thái Hòa, phần hướng dẫn thực hành được tổ chức tại một hộ nuôi ong có 3 đàn rất yếu, mỗi đàn chỉ có 3 cầu ít "quân", ong chúa đẻ kém. Đàn ong chuẩn bị bốc bay, tôi đưa ra các biện pháp kỹ thuật hướng dẫn cho bà con làm, sau một tháng cả lớp đến kiểm tra, điều thật bất ngờ kỳ diệu cả 3 đàn, các ong chúa đẻ khoẻ, phát triển tốt, mỗi đàn đã tăng thêm một cầu. Từ đó bà con tin tưởng, nhiều người đã mời thầy giáo và học viên đến nhà mình tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật.

Với lớp học trồng cây ăn quả, phần thực hành được tiến hành trên đồi dưa hấu của học viên, giáo viên làm và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật như tỉa nhánh, bấm ngọn, xử lý các chế phẩm sinh học... Sau hơn một tháng cả lớp đến xem kết quả thực hành thấy dưa sai quả, quả to, mẫu mã đẹp, thịt quả đỏ ngọt. Từ đó bà con rất tin tưởng, say mê.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.