| Hotline: 0983.970.780

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án bảo tồn sếu đầu đỏ

Thứ Hai 23/10/2023 , 10:41 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Bảo tồn và Phát triển sếu đầu đỏ.

Hiện tại, các hạng mục công trình hạ tầng phục vụ Đề án Bảo tồn và Phục hồi sếu đầu đỏ được Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạn mục. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện tại, các hạng mục công trình hạ tầng phục vụ Đề án Bảo tồn và Phục hồi sếu đầu đỏ được Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạn mục. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh Đồng Tháp đưa ra mục tiêu của Đề án bảo tồn và Phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032 là phục hồi, phát triển đàn sếu đầu đỏ bằng biện pháp nuôi và thả lại tự nhiên. Giai đoạn 2022 - 2032, đề án đề ra mục tiêu là nuôi thả 100 cá thể sếu với tối thiểu 50 cá thể sống sót. Đàn sếu thả ra có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và sinh sống quanh năm ở Vườn quốc gia Tràm Chim.

Hiện các hạng mục công trình hạ tầng phục vụ Đề án bảo tồn và Phục hồi sếu đầu đỏ được Vườn quốc gia Tràm Chim đẩy nhanh tiến độ, đồng thời phối hợp với các sở, ngành thực hiện các phần việc như: điều chỉnh “dự án” thành “đề án”, tổ chức hội thảo khoa học.

Ông Nguyễn Phước Thiện cho biết: Dự án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim với mục tiêu phục hồi và phát triển đàn sếu bằng biện pháp nuôi và thả lại môi trường tự nhiên. Trong vòng 10 năm tới đàn sếu thả ra sẽ có thể tự sinh sản và tự tồn tại ngoài tự nhiên.

Dự án có 4 nội dung chính gồm: nuôi, thả sếu tại Vườn quốc gia Tràm Chim; cải thiện môi trường sống của sếu; xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ xung quanh vườn. Quảng bá, giáo dục môi trường, phát triển sinh kế bền vững dựa vào sếu đầu đỏ và nông nghiệp hữu cơ, vận động sự tham gia của cộng đồng địa phương. Dự toán tổng kinh phí thực hiện hơn 76 tỷ đồng. Trong đó, việc cải thiện môi trường sinh cảnh cho đàn sếu gần 13 tỷ đồng, sản xuất nông nghiệp hữu cơ gần 6 tỷ đồng và quảng bá du lịch gần 8 tỷ đồng.

Hiện UBND tỉnh Đồng Tháp đang quy hoạch khu A4 thuộc Vườn quốc gia Tràm Chim là nơi thả nuôi sếu ra tự nhiên. Xung quanh khu vực này là vùng đệm với diện tích 1.623 ha sẽ sản xuất lúa theo hướng hữu cơ.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Cần tăng đầu tư, hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng

Yên Bái là điểm nóng về cháy rừng, ý thức người dân chưa cao, địa hình chia cắt, lực lượng mỏng, thiếu thiết bị chuyên dụng nên công tác chống cháy rừng còn gian nan.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm