| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL chủ động phân tích nguy cơ của biến đổi khí hậu

Thứ Bảy 18/12/2021 , 08:56 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT xác định, xây dựng công trình phải phù hợp thực tiễn của khu vực ĐBSCL, phù hợp với biến đổi khí hậu.

Tác động của biến đổi khí hậu tại ĐBSCL ngày càng rõ rệt. Ảnh: TL.

Tác động của biến đổi khí hậu tại ĐBSCL ngày càng rõ rệt. Ảnh: TL.

4 nguy cơ lớn ĐBSCL phải đối mặt

ĐBSCL gồm 13 tỉnh, dân số khoảng 20 triệu người, đóng góp khoảng 20% GDP cả nước. Hơn nửa sản lượng gạo toàn quốc được sản xuất tại khu vực này, trong đó bao gồm 90% sản lượng gạo xuất khẩu, giúp cho việc đưa Việt Nam trở thành quốc gia lớn thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Khu vực này cũng chiếm phần lớn sản lượng thủy sản và hoa quả trên toàn quốc.

Hiện nay, khu vực ĐBSCL đã và đang phải chịu ảnh hưởng thường xuyên của những trận lũ lớn, sự xâm nhập mặn và đất bị ô nhiễm. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Việt Nam bởi sự xâm nhập mặn với 1,8 triệu ha diện tích đất bị nhiễm mặn.

Bên cạnh đó, những năm gần đây bão đã bắt đầu trở thành một vấn nạn. Năm 1994, một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về biến đổi khí hậu nhận định rằng bão không xảy ra tại ĐBSCL. Chỉ hơn 10 năm sau, có thể thấy rằng nhận định đó đã không còn chính xác.

Theo nghiên cứu dự báo của Tổ chức Oxfam, có 4 nguy cơ lớn khi ĐBSCL phải đối mặt do biến đổi khí hậu. Thứ nhất, đến khoảng năm 2100, mực nước biển có thể dâng lên trong khoảng 30cm đến 1m. Nhiều khả năng nước biển sẽ dâng lên mức 1m hơn. Đến lúc đó, 90% diện tích của ĐBSCL có thể bị ngập lụt hàng năm.

Thứ hai, đến năm 2030, khả năng nước biển dâng có thể làm cho khoảng 45% diện tích đất của ĐBSCL bị nhiễm mặn hoàn toàn và mùa vụ bị thiệt hại do lũ lụt.

Thứ ba, lưu lượng nước vào mùa khô của sông Cửu Long được dự đoán sẽ giảm đi từ 2 - 4% vào năm 2070, đây là một yếu tố khác góp phần vào hiện tượng nhiễm mặn và thiếu nước.

Thứ tư, suy giảm năng suất mùa vụ có thể làm ảnh hưởng tới vụ lúa xuân dự đoán sẽ giảm 8% vào năm 2070.

Việc phân tích và nhận biết nguy cơ biến đổi khí hậu đối với vùng ĐBSCL sẽ giúp các địa phương chủ động những kế hoạch và phương án ứng phó hợp lý. Ảnh: Phạm Hiếu.

Việc phân tích và nhận biết nguy cơ biến đổi khí hậu đối với vùng ĐBSCL sẽ giúp các địa phương chủ động những kế hoạch và phương án ứng phó hợp lý. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo đó, việc phân tích và nhận biết được những nguy cơ biến đổi khí hậu đối với vùng ĐBSCL sẽ giúp các địa phương chủ động những kế hoạch và phương án ứng phó hợp lý, giảm thiểu thiệt hại và thích ứng với biến đối khí hậu.

Tập trung vào yếu tố con người

Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu trong thời gian qua tác động sâu rộng đến đời sống dân sinh, đời sống kinh tế xã hội của khu vực ĐBSCL. Để giải quyết vấn đề này, theo ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ NN-PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành những chương trình, nghị quyết… đặc biệt là Chiến lược quốc gia về Phòng chống thiên tai.

Trong Chiến lược có các chương trình, dự án cụ thể. Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về phát triển kinh tế ĐBSCL…

“Những chương trình, chiến lược này đang từng bước đi vào cuộc sống. Trên thực tế, chúng ta đang tận hưởng hiệu quả từ khoa học, các loại giống mới… để người dân có thể chuyển đổi sinh kế cho phù hợp, nâng cao giá trị sản xuất”, ông Trần Quang Hoài chia sẻ.

Tại Hội nghị COP 26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu quan điểm “Mọi hành động ứng phó với biến đổi khí hậu phải dựa vào tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể để phát triển bền vững”. Ông Trần Quang Hoài cho biết, Bộ NN-PTNT đã triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề "thuận thiên".

Đối với xây dựng công trình, các nhà khoa học trong nước và quốc tế cũng như Bộ NN-PTNT xác định, xây dựng công trình phải phù hợp thực tiễn của khu vực ĐBSCL, phù hợp với biến đổi khí hậu.

“Về phòng chống thiên tai cho khu vực, chúng tôi tập trung vào yếu tố con người là quan trọng nhất. Trong những năm gần đây, lũ ở một số khu vực không kém gì những trận lũ năm 2000 khi chúng ta thiệt hại gần 500 người dân. Nhưng năm 2016 không có người dân nào bị thiệt mạng vì chúng ta thực hiện rất quyết liệt việc nâng cao năng lực cộng đồng, hướng dẫn người dân bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe bằng những chương trình như cấp nước sạch, đảm bảo sinh kế cho bà con”, ông Trần Quang Hoài cho biết.

Ngoài công dụng phòng, chống thiên tai, công trình thủy lợi Cống Cái Lớn sẽ góp phần phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Ảnh: Phạm Hiếu

Ngoài công dụng phòng, chống thiên tai, công trình thủy lợi Cống Cái Lớn sẽ góp phần phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Ảnh: Phạm Hiếu

Hiện nay, các địa phương đang tích cực trong việc gắn bảo đảm an toàn trong thiên tai với xây dựng nông thôn mới vì đây là những nội dung, những điểm sáng mà rất nhiều địa phương đã làm rất tốt như Đồng Tháp, Cà Mau, những vùng bị ảnh hưởng nặng nề của của thiên tai nhưng đời sống của người dân đều đang từng bước được nâng lên.

Còn theo GS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, 4 năm qua, sau khi Nghị quyết 120 ra đời, các tỉnh, thành cũng như các bộ ban ngành đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để chuyển sang giai đoạn thuận theo thiên nhiên để phát triển ĐBSCL.

Các địa phương đã mạnh dạn cùng với bà con nông dân phát triển cây kỹ thuật, hệ thống canh tác. Ruộng lúa mùa mưa đã có thể trữ được nhiều nước hơn, khi đó chuyển sang mùa khô sẽ thuận lợi cho việc nuôi tôm.

Theo đó, GS. Võ Tòng Xuân đề xuất giải pháp, Chính phủ triển khai một cách cụ thể Quy hoạch tại ĐBSCL sẽ giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn tại. Ví dụ như, có những nơi mùa mưa chứa quá nhiều nước ngọt nhưng mùa khô lại không có; thay vì 3 vụ lúa tốn kém trong khi nước ngọt hiếm hoi, thì mùa khô có thể chuyển sang trồng xoài. Các đơn vị liên quan và bà con nông dân cần ngồi lại cùng với doanh nghiệp có đầu ra lớn để trao đổi, phối hợp hiệu quả hơn.

Xem thêm
80% sản lượng dừa sáp Trà Vinh bán dưới hình thức nguyên liệu thô

Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng diện tích dừa hữu cơ gắn với mã số vùng trồng xuất khẩu tại Trà Vinh, cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.