| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL hào hứng mở rộng diện tích lúa thu đông

Thứ Tư 29/06/2016 , 13:15 (GMT+7)

Sau khi Bộ NN-PTNT thống nhất mở rộng gieo sạ lúa thu đông (TĐ) ở ĐBSCL lên 867.300ha, tăng 24.160ha so với các năm trước, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ đã sẵn sàng xuống giống.

Đồng Tháp là tỉnh có diện tích SX lúa hàng năm khá lớn với hệ thống đê bao tốt, thuận lợi để mở rộng gieo sạ lúa TĐ nhằm bù lại sản lượng vụ HT vừa qua.

Ông Nguyễn Thành Tài, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, vụ lúa TĐ 2016 dự kiến toàn tỉnh sẽ xuống giống khoảng 125.000ha ở 847 ô bao, năng suất ước đạt 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt 704.230 tấn. Trong đó, lúa chất lượng cao chiếm 75% diện tích, tỷ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm 60% diện tích. Áp dụng biện pháp sạ thưa, sạ hàng 60% diện tích, thu hoạch bằng máy 100% diện tích...

Theo ông Tài, để đảm bảo lúa TĐ ăn chắc, cần chủ động phòng trừ sâu bệnh, phòng chống mưa, lũ, tiêu úng kịp thời. Thực hiện xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy trên từng vùng, từng khu vực SX, hạn chế thấp nhất bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá...

Lịch xuống giống lúa TĐ của Đồng Tháp chia 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 23/6 - 30/6; đợt 2 từ ngày 23/7 - 31/7. Khuyến cáo trồng nhóm giống đặc sản Jasmine 85, VĐ 20, Nàng Hoa 9; nhóm giống chủ lực OM4900, OM5451, OM6976, IR 50404... nhóm giống bổ sung OM4218, OM7347, OM2517, OM6162 và các giống nếp...

Tỉnh An Giang đến nay đã thu hoạch được 18.701/235.225ha lúa HT, đạt 7,66% diện tích. Vụ TĐ tỉnh có kế hoạch xuống giống 170.180ha, tăng 15.000 - 18.000ha so với vụ TĐ 2015, chủ yếu ở một số vùng có đê bao an toàn. Còn các vùng trồng nếp cũng tăng 5.000 - 7.000ha. An Giang sẽ xuống giống TĐ từ ngày 15/7 và thu hoạch trước đỉnh lũ về.

Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết, vụ TĐ 2016 sẽ tiếp tục chuyển đổi SX rau màu trên nền đất kém hiệu quả khoảng 1.939ha với các cây trồng như bắp non, bắp lai, bắp nếp, mè, đậu nành rau, đập bắp Nhật...

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, tổng lượng mưa toàn mùa mưa năm nay ở mức xấp xỉ TBNN, trong đó các tháng đầu mùa (6, 7 và 8) lượng mưa có khả năng thấp hơn TBNN cùng kỳ, các tháng cuối mùa (9, 10, 11 và 12) có khả năng xấp xỉ và cao hơn TBNN cùng kỳ.

Thời gian kết thúc mùa mưa khả năng muộn hơn TBNN, khoảng tuần cuối tháng 11, một số nơi sang tháng 12, lũ đầu mùa về ít, có khả năng xuất hiện lũ đầu mùa ở đầu nguồn sông Cửu Long (đến cuối tháng 7, mực nước tại Tân Châu bằng hoặc cao hơn 3,0m).

13-36-14_nh-1-gi-co-de-bo
Gia cố đê bao phục vụ SX lúa thu đông ở Đồng Tháp

 

Lũ chính vụ, đỉnh lũ cao nhất năm tại Tân Châu và Châu Đốc xuất hiện vào khoảng nửa đầu tháng 10/2016, ở mức cao hơn năm 2015 nhưng thấp hơn TBNN và xấp xỉ mức báo động I (mức báo động I tại Tân Châu là 3,5m). Triều cường vùng hạ lưu sông lên mức cao nhất năm vào cuối tháng 10, tháng 11 ở mức cao hơn báo động III từ 0,1 - 0,15m; tại Cần Thơ (sông Hậu) 2 - 2,05m; tại Mỹ Thuận (sông Tiền) 1,9 - 1,95m.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, thời vụ xuống giống vụ TĐ trong cơ cấu 3 vụ sẽ bắt đầu vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 thuộc vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu, vùng Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên gồm: An Giang 170.000ha, Đồng Tháp 144.000ha, Cần Thơ 70.000ha, Vĩnh Long 60.000ha, Hậu Giang 40.000ha, Kiên Giang 70.000ha, tổng diện tích đạt khoảng 550.000ha. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho SX 3 vụ, không bị ảnh hưởng của thiếu nước, do vậy cần tập trung chỉ đạo đúng lịch thời vụ SX và lưu ý theo dõi mực nước lũ.

Thời vụ xuống giống vụ TĐ trong cơ cấu 3 vụ tại vùng ven biển khoảng 300.000ha sẽ gặp khó khăn về thời gian bố trí vụ ĐX 2016 - 2017. Do vậy vùng ở phía Nam cách biển 70km xuống giống vào nửa cuối tháng 8, diện tích khoảng 170.000ha, gồm Long An 30.000ha, Bến Tre 18.000ha, Trà Vinh 30.000ha, Hậu Giang 20.000ha, Bạc Liêu 20.000ha, Kiên Giang 50.000ha. Đây là vùng tương đối khó khăn trong bố trí vụ TĐ, cần sử dụng giống lúa ngắn ngày để kịp thời vụ.

Còn đối với vùng chịu ảnh hưởng nước trời ở khu vực ven biển, cách biển khoảng 30 - 35km, xuống giống vào nửa đầu tháng 9, diện tích khoảng 150.000ha, gồm Long An 25.000ha, Tiền Giang 36.000ha, Trà Vinh 40.000ha, Bạc Liêu 26.000ha, Sóc Trăng 10.000ha, Cà Mau 12.000ha phải sử dụng giống ngắn ngày cho cả 2 vụ TĐ 2016 và ĐX 2016 - 2017.

Nhìn chung các tỉnh ĐBSCL đều ủng hộ mở rộng diện tích lúa TĐ 2016 để bù lại năng suất vụ HT. Đây còn là vụ cho năng suất cao, giá bán tốt hơn so với vụ HT và cho gạo ngon. 

Tuy nhiên SX vụ TĐ vẫn tiếp tục đối phó với những khó khăn, không chỉ hạn, mặn mà còn đối mặt với lũ, bão, sâu bệnh...

 

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất