| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Lũ về 'túc tắc'

Thứ Sáu 06/09/2019 , 08:09 (GMT+7)

Những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9, nước lũ đã tràn ngập trắng xóa các cánh đồng của các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp và Long An, nông dân rất phấn khởi.

Nước lũ đã về làm ngập tràn các cánh đồng ở các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL. Ảnh: LHV.

Theo ngành chức năng, mực nước các sông lên nhanh trong những ngày qua do ảnh hưởng của bão số 4 mang theo lượng mưa lớn cho khu vực đầu nguồn sông Mekong, sau đó đổ về các nhánh sông ĐBSCL bổ sung nước tạo nên một mùa lũ muộn.

Ngay khi lũ tràn đồng, nhiều ngư dân trên địa bàn các xã: Thường Phước 1, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp) tất bật chuyển xuồng, dụng cụ đánh bắt cá, tôm mùa lũ đến các cánh đồng ngập nước để mưu sinh.

Theo nhiều ngư dân có kinh nghiệm, với tình hình lũ về muộn như hiện nay thì lượng cá tôm sẽ ít hơn so với các năm trước, nhưng cũng giúp cho họ có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Dự kiến những ngày tới, mỗi ngày nước sẽ tăng thêm 5cm.

Người dân đặt dớn mưu sinh mùa nước lũ muộn. Ảnh: LHV.

Tại huyện đầu nguồn An Phú - An Giang mấy ngày qua nước lũ bắt đầu về nhưng còn nhỏ, nhiều nơi vẫn chưa có nước tràn đồng như những năm trước.

Ông Mai Văn Bộ, Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú cho biết: Mấy ngày nay mực nước lũ vùng đầu nguồn có lên nhưng còn khiêm tốn, nhiều nơi vẫn chưa có nước tràn đồng như những năm trước.

Qua khảo sát cho thấy rất nhiều hộ mưu sinh bằng nghề đánh bắt thủy sản mùa lũ còn rơi vào cảnh thất nghiệp, bởi lũ nhỏ và về muộn. Trong khi đó, huyện chỉ khuyến cáo nông dân SX khoảng 7.400 ha lúa TĐ nằm trong các khu vực đê bao an toàn, nhằm đề phòng diễn biến thời tiết bất thường.

Huyện Phú Tân – An Giang nước lũ bắt đầu về, người dân tranh thủ xả lũ vào đồng ruộng nhằm để đón phù sa và vệ sinh đồng ruộng. Ông Trương Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân cho biết, huyện chỉ đạo các các xã Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Bình và Hiệp Xương… xả lũ vào đồng ruộng. Vụ TĐ năm nay, toàn huyện thí điểm SX theo quy trình “2 năm - 5 vụ”.

Huyện Phú Tân – An Giang cho xả lũ vào 50% diện tích SX đất nông nghiệp. Ảnh: LHV.

Theo đó, vụ TĐ sẽ thực hiện chủ trương SX 50% diện tích lúa nếp nằm trong đê bao an toàn, còn lại 50% diện tích cho xả lũ. Trong đó, SX tập trung ở 11 tiểu vùng, với diện tích khoảng 11.286 ha lúa TĐ, xả lũ 10 tiểu vùng, diện tích 12.441 ha.

Mục đích việc xả lũ nhằm điều tiết SX, tập trung vào 2 vụ mùa chính trong năm, để đất đón phù sa, giúp nông dân SX hiệu quả hơn, đồng thời vụ sau tránh được các loại dịch hại. Nơi bị nước ngập sâu nhất khoảng 1m, nơi thấp nhất cũng 20cm. Một số nơi có nước ngang đầu gối thì người dân đã đặt dớn để mưu sinh mùa lũ muộn. 

Bên cạnh đó, các địa phương có xả lũ đã thông báo đến người dân về chủ trương xả lũ, nhằm tăng cường các biện pháp quản lý trong SX lúa, áp dụng quy trình SX “2 năm, 5 vụ”, hạn chế sự suy thoái môi trường đất và nước.

Xả lũ vào đồng. Ảnh: LHV.

Theo ông Nhàn, hiện tại mực nước lũ lên hằng ngày khoảng 1 tấc (10cm) nên dự báo hết tuần sau 100% diện tích đất nông nghiệp xả của huyện có thể cho nước lũ vào ngập đồng để tháo chua rửa phèn. Nói chung lũ về bà con rất mừng. Tuy nhiên, nếu so cùng kỳ thì năm nay đến quá trễ. Không có lũ xả vào thì khả năng bà con SX nếp sẽ gặp khó khăn trong vụ mùa tới.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên. Cụ thể, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu là 2,6m, tại Mỹ Thuận 1,61m, ở mức BĐ1. Trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2,36m, tại Cần Thơ 1,7m, ở mức BĐ1.

Tuy nhiên mực nước vẫn còn rất thấp so với thời điểm này năm 2018 ở Tân Châu đạt BĐ2 (4m) và Châu Đốc trên BĐ2 (3,55m). Theo dự báo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên, đến ngày 7/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu lên mức 2,85m, tại Châu Đốc lên mức 2,5m...

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Thủ phủ hoa cúc miền Trung sẵn sàng cho thị trường Tết

Quảng Ngãi Năm nay thời tiết không có mưa lũ lớn nên các vườn hoa phát triển tốt. Người dân kỳ vọng sắp tới thị trường, giá cả ổn định để có một cái Tết đầm ấm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.