| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Xâm nhập mặn còn tiếp diễn

Chủ Nhật 06/03/2022 , 16:45 (GMT+7)

Dự báo mực nước đầu nguồn và xâm nhập mặn từ các cửa sông vùng ĐBSCL còn tiếp diễn cần chủ động đề phòng.

Cống đập Ba Lai kiểm soát mặn ngọt ở Bến Tre. Ảnh: HĐ

Cống đập Ba Lai kiểm soát mặn ngọt ở Bến Tre. Ảnh:

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 1 đến 10/03/2022, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng cao vào đầu tuần, sau đó giảm dần đến cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các điểm đo mặn phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2021, riêng một số điểm đo mặn ở Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Kiên Giang ở mức xấp xỉ và cao hơn. Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 70-90km. Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 45-55km. Sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 55-65km. Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 45-55km. Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 45-50km.

Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 60-70km. Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 35-45km; Sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 45-55km. Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 35-45km. Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 35-45km. Cấp độ rủi ro thiên tai ở ĐBSCL: Cấp 1-2.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2021-2022 xâm nhập mặn vùng ĐBSCL ở mức cao hơn TBNN, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019- 2020. Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung 3 trong tháng 3 (từ 1-5/3, từ 14-19/3). Các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3,4 (từ 14-19/3, từ 29/3-3/4, từ 12-17/4).

Dòng chảy đầu nguồn về trên sông Hậu vùng ĐBSCL. Ảnh: HP

Dòng chảy đầu nguồn về trên sông Hậu vùng ĐBSCL. Ảnh: HP

Theo dõi tình hình nguồn nước phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam nhận định khu vực ven biển Tây, có hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé đã đi vào hoạt động, mặn đã chủ động kiểm soát. - Vùng thượng ĐBSCL, bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP, Cần Thơ có thuận lợi hơn về nguồn nước so với các vùng khác trên đồng bằng. Vùng giữa ĐBSCL, gồm TP  Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre.

Tháng 3 mặn có thể xâm nhập sâu đến 54-61 km (tuỳ cửa sông) làm ảnh hưởng đến các cửa lấy nước. - Vùng ven biển ĐBSCL: bao gồm ven biển các tỉnh ven biển ĐBSCL (Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang) được xem là có thể bị ảnh hưởng đến sản xuất cả mặn và ngọt ở vùng này. Mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa có kiểm soát mặn triệt để. Vì vậy, cần tăng cường công tác giám sát mặn và cần cập các bản tin dự báo thường xuyên.

Tiềm năng nguồn nước tự nhiên về đồng bằng mùa kiệt 2021-2022 xem như ở những năm kiệt nước. Tuy nhiên, do có điều tiết gia tăng từ các thuỷ điện trên lưu vực, vì vậy nguồn nước cho sản xuất ở mùa kiệt năm nay được dự báo ở mức tương đương với năm 2020-2021.

Xâm nhập mặn có thể diễn biến bất thường, nguy hiểm ở bất cứ thời điểm nào do vận hành thuỷ điện. Vì vậy, để góp phần giảm thiểu các thiệt hại do hạn mặn gây ra, các địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý chuyên ngành về lịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng nhất là vùng cách biển đến 35-45 km, sau khi thu hoạch lúa ĐX 2022 xong phải chờ nguồn nước ngọt trên sông ổn định hoặc chờ mưa diện rộng mới xuống giống vụ HT tiếp theo. Đồng thời phối hợp với các đơn vị quản lý và khai thác công trình thủy lợi, cập nhật lịch vận hành, tranh thủ lấy ngọt (khi độ mặn ngoài sông cho phép) để tích trữ nước ao, ruộng, mương liếp… Đặc biệt, khi tưới cho cây trồng, nhất là khu vực trồng cây ăn quả (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng…) cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn trước khi tưới.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...