| Hotline: 0983.970.780

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nhiều kết quả tích cực

Thứ Tư 31/07/2024 , 10:30 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao Bộ NN-PTNT khi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL đạt nhiều kết quả tích cực.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL có nhiều kết quả tích cực. Ảnh: Tùng Đinh.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL có nhiều kết quả tích cực. Ảnh: Tùng Đinh.

Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tiến độ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai "Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" (Đề án).

Nhiều kết quả tích cực

Phó Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao Bộ NN-PTNT đã chủ động chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và 12 tỉnh vùng ĐBSCL tích cực triển khai nhiều hoạt động cụ thể và các mô hình thí điểm, bước đầu mang lại những kết quả tích cực, thể hiện qua các chỉ số như giảm lượng nước tưới, giống, phân bón, tổng chi phí đầu vào, tăng năng suất, lợi nhuận so với mô hình đối chứng.

Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện giảm phát thải trên lúa với quy mô lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm để tham khảo, diện tích canh tác lúa còn manh mún, nhỏ lẻ, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ.

Bên cạnh đó, số lượng các hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác để đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm còn hạn chế.

Hiện nay cũng chưa có nguồn vốn ngân sách riêng trong nước để triển khai Đề án, trong khi quy trình xây dựng, phê duyệt dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) cần có nhiều thời gian.

Qua báo cáo của Bộ NN-PTNT về tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo những năm vừa qua và dự báo tình hình trong thời gian tới, có thể thấy chưa bao giờ ngành lúa gạo Việt Nam có cơ hội thuận lợi để phát triển như hiện nay.

Các mô hình thí điểm triển Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực. Ảnh: NNVN.

Các mô hình thí điểm triển Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực. Ảnh: NNVN.

Đề án này đã khởi tạo một phương thức sản xuất mới phù hợp với xu thế sản xuất và tiêu dùng, đồng thời tạo ra bước chuyển mang tính đột phá về tư duy làm nông nghiệp trong bối cảnh vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người trồng lúa và doanh nghiệp, hiện thực hoá mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Do đó, tại cuộc họp này, các bộ, ngành đều thống nhất quyết tâm thực hiện thành công Đề án, đồng thời nhận thức rõ bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu, còn rất nhiều công việc phải triển khai, cần có sự quyết tâm rất lớn và sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, cơ quan. Đặc biệt là sự chủ động của Bộ NN-PTNT, sự vào cuộc quyết liệt của các tỉnh vùng ĐBSCL, cũng như cần được sự quan tâm, bố trí kinh phí thỏa đáng từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, sự đóng góp của các doanh nghiệp, hỗ trợ từ các tổ chức, đối tác quốc tế và các nguồn lực hợp pháp khác.

Nhiệm vụ của Bộ NN-PTNT

Để Đề án được triển khai đúng tiến độ, hiệu quả, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Bộ NN-PTNT nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được xác định tại các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ TN-MT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương làm tốt công tác quy hoạch đất trồng lúa. Ảnh: NNVN.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ TN-MT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương làm tốt công tác quy hoạch đất trồng lúa. Ảnh: NNVN.

Ngoài ra, rà soát, hoàn thiện kế hoạch thực hiện Đề án, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của bộ ngành trung ương, địa phương, kết quả dự kiến và thời hạn hoàn thành của từng nhiệm vụ; lập sơ đồ đường găng để thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn để làm cơ sở theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và có giải pháp xử lý kịp thời.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành, đồng thời tập trung nghiên cứu, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách mới mang tính đột phá liên quan tới vấn đề này.

Một nhiệm vụ nữa là chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ TN-MT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương làm tốt công tác quy hoạch đất trồng lúa, khoanh vùng và xác định cụ thể diện tích vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao, vùng đất chuyên trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt. Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trên cơ sở "Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL".

Ngoài Bộ NN-PTNT, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ để xử lý các nhiệm vụ của Đề án.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao Bộ NN-PTTN phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung liên quan tới tín chỉ carbon, thị trường carbon, nhu cầu vốn, nhu cầu sử dụng vốn ODA, vốn từ đối tác quốc tế và đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức, tạo sự đồng thuận ở các cấp.

Xem thêm
Gà đồi Yên Thế bay xa bằng chế biến sâu

BẮC GIANG Không cam chịu cảnh thương hiệu của quê hương rơi vào lãng quên, Giám đốc HTX Nông nghiệp Xanh Yên Thế quyết đưa thương hiệu 'Gà đồi Yên Thế' bay xa bằng chế biến sâu.

Nỗi niềm cán bộ thú y: [Bài 1] Làm việc đêm ngày vẫn không đủ sống

BÌNH ĐỊNH Công việc bề bề, nhưng chế độ nhân viên thú y cấp xã được nhận rất bèo bọt, hầu hết họ phải kiếm việc làm thêm để trang trải cuộc sống.

Nông dân Đồng Tháp tiếp cận nhanh với công nghệ số

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp xem chuyển đổi số là động lực, là tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội và mong muốn tạo ra làn sóng mới trong sản xuất nông nghiệp.