Theo đó đã có rất nhiều công dân Đài Loan đang sinh sống tại Nhật Bản ủng hộ ý tưởng này và cho rằng Đài Bắc nên làm theo Mỹ khi lấy tên cố Tổng thống John F. Kennedy (JFK) để đặt tên cho sân bay quốc tế New York hay sân bay quốc tế Soekarno-Hatta (tên vị tổng thống đầu tiên của Indonesia) ở thủ đô Jakarta.
Cố lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy (sinh ngày 15/1/1923) đã qua đời hôm thứ Năm (30/7/2020) ở Đài Bắc, hưởng thọ 97 tuổi.
Ông Lý được biết tới là nhà lãnh đạo dân chủ được bầu trực tiếp theo hình thức phổ thông đầu phiếu lần đầu tiên ở lãnh thổ Đài Loan vào năm 1996 và phụng sự người dân hòn đảo ba nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1988 đến năm 2000.
Theo nhóm đề xuất đổi tên sân bay, thành tựu của nhà chính trị gia Lý Đăng Huy đã giúp biến Đài Loan từ một quốc gia chuyên chế chuyển sang nền dân chủ và trở thành một hình mẫu phát triển cho nhiều quốc gia ở châu Á.
Tuy nhiên có một thực tế trớ trêu là sân bay quốc tế Đào Viên trước đây đã từng mang tên nhà cố lãnh tụ Quốc Dân đảng Tưởng Giới Thạch (hay được gọi tắt là CKS) cho đến năm 2006.
Việc Đài Loan quyết định đặt tên sân bay quốc tế lớn nhất lãnh thổ là Đào Viên (vườn đào) bởi lý do đây từng là vùng đất được người dân trồng nhiều hoa đào. Tuy nhiên hiện nay cả quận rộng trên 1.220 cây số vuông này đã phát triển thành khu vực công nghiệp quan trọng của hòn đảo.
Sau khi chính thức được đặt tên mới là Đào Viên, đến năm 2010 sân bay quốc tế lớn nhất Đài Loan đã nhanh chóng đạt kỷ lục khi đón tới hơn 25 triệu lượt hành khách và trên 1,7 triệu tấn hàng hóa và lọt vào top 10-15 sân bay bận rộn nhất thế giới.
Trong các diễn biến liên quan đến sự ra đi của ông Lý Đăng Huy, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trong một tuyên bố cho biết: “Không ai có thể thay thế được sự cống hiến và vị trí của cựu lãnh đạo Lý Đăng Huy trong việc thúc đẩy nền dân chủ của hòn đảo. Sự ra đi của ông là một mất mát rất lớn đối với Đài Loan.