| Hotline: 0983.970.780

Đề nghị truy tố 29 bị can trong vụ việc xẩy ra tại xã Đồng Tâm

Thứ Sáu 12/06/2020 , 16:02 (GMT+7)

Cơ quan điều tra cho rằng các bị can đã có tổ chức, chuẩn bị vũ khí, lên kế hoạch chống trả lực lượng chức năng.

Lê Đình Kình: Chỉ cần giết được 3 thằng là chúng nó chạy hết'. Ảnh: FB.

Lê Đình Kình: Chỉ cần giết được 3 thằng là chúng nó chạy hết”. Ảnh: FB.

Thượng tá trần Mạnh Hùng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội vừa ký kết luận điều tra, đề nghị truy tố các bị can trong vụ án xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) vào ngày 19/1/2020.

Căn cứ kết quả điều tra, Công an TP Hà Nội đã đề nghị truy tố 25 bị can về tội giết người gồm Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trịnh Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung.

4 bị can bị truy tố tội Chống người thi hành công vụ bao gồm: Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Phượng.

Kết luận điều tra nêu rõ, năm 1980, Thủ tướng có quyết định cấp đất cho bộ đội xây dựng sân bay Miếu Môn trong đó phần diện tích của xã Đồng Tâm là gần 48 ha. Đến năm 2014, UBND TP Hà Nội ra quyết định giao 236 ha đất tại huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) cho Quân chủng Phòng không – Không quân. Năm 2015, Bộ Tổng tham mưu quyết định thu hồi hơn 50 ha đất trên  giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel xây dựng dự án quốc phòng.

Trước đó, từ năm 2013, một số người tại xã Đồng Tâm đã thành lập “Tổ Đồng thuận” do ông Lê Đình Kình (sinh năm 1936) và Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu… đứng đầu với khẩu hiệu chống tham nhũng, giặc nội xâm nhằm kích động người khác khiếu kiện đất đai. Trong đó, ông Lê Đình Kình từng là Bí thư xã Đồng Tâm giai đoạn 1981 – 1982, từng tham gia chứng kiến chứng kiến việc giao nhận đất giữ đại diện xã và bộ đội công binh.

Tháng 3/2017, tại cuộc họp của huyện Mỹ Đức và xã Đồng Tâm, Lê Đình Công cầm đầu nhiều đối tượng kéo đến trụ sở chửi bới, lăng mạ đoàn công tác, chặn xe hô hoán bị công an đâm, không cho đoàn công tác ra về.

Cuối tháng 3/2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can một số đối tượng về tội gây rối trật tự công cộng. Sau đó nửa tháng, công an bắt giữ 4 đối tượng gồm: Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Doanh và Nguyễn Văn Ba. Các đối tượng này đã chống đối quyết liệt, chiếm đoạt tài sản của nhiều cán bộ thực hiện nhiệm vụ, bắt giữ trái pháp luật 34 cán bộ, chiến sĩ, 4 cán bộ huyện ủy, công an huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ…

Vụ việc sau đó được thanh tra TP Hà Nội và Thanh tra Chính phủ kết luận, tuy nhiên tổ "Đồng thuận" không đồng ý và tiếp tục khiếu nại, gây rối.

Năm 2019, Quân chủng Phòng không Không quân có kế hoạch xây dựng tường bảo vệ sân bay Miếu Môn nên đề nghị Công an TP Hà Nội giữ an ninh trật tự. Những người trong tổ "Đồng thuận" đã chuẩn bị vũ khí như lựu đạn, bom xăng, dao… nhằm tấn công nhà chức trách.

Ngày 8/1, nhiều bị can trong vụ đã tập trung vũ khí, ngủ tại nhà ông Kình và lên phương án chống trả nếu bị lực lượng công an trấn áp. Khoảng 3h ngày 9/1, nhóm người này livestream trên Facebook thông báo công an đang tiến về Đồng Tâm rồi mang vũ khí lên tầng 2 nhà ông Kình cố thủ; đánh kẻng báo động. Thấy cảnh sát tới nơi, các bị can Uy, Tiến đứng trên trần nhà bắn pháo báo hiệu và cũng bắn vào phía lực lượng chức năng.

Cơ quan Điều tra cho rằng, cảnh sát có phát loa vận động nhưng các bị can vẫn dùng bom xăng, gạch đá ném lại. Vì vậy, một tổ công tác gồm ông Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung đoàn trưởng E22 Cảnh sát cơ động; Phạm Công Huy – cán bộ Đội chữa cháy; Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ E22 đã tiến vào nhà Lê Đình Hợi. Họ bị Hợi, Công ném lựu đạn, dùng dao chống trả. Khi 3 cảnh sát trên di chuyển từ mái nhà Hợi sang nhà Chức đã bị Chức dùng tuýp sắt gắn dao tấn công, làm họ rơi xuống hố sâu 4m. Thấy vậy, Chức lấy 1 can xăng đổ vào chậu, đưa cho bị can Doanh châm lửa.

Sau đó, Lê Đình Doanh đã đẩy chậu xăng đang cháy xuống hố làm 3 chiến sĩ bị thương. Cũng theo điều tra, mỗi lần thấy lửa cháy nhỏ lại, bị can Chức lại đổ thêm xăng vào hố. Việc này chỉ chấm dứt khi một cảnh sát bắn bị thương Chức. Trong lúc này, một tổ công tác khác tiến vào nhà ông Lê Đình Kình nhưng cũng bị ông chống trả bằng dao làm thương tích cho 1 cảnh sát. Ông Kình cũng cầm lựu đạn đe dọa nếu cảnh sát vào sẽ ném. Vì vậy, một chiến sĩ đã bắn 2 phát súng vào ông Kình khiến người này tử vong.

Vụ việc cũng khiến 3 cán bộ Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy, Dương Đức Hoàng Quân hi sinh.

Kết quả khám nghiệm hiện trường có nhiều vũ khí mà các đối tượng chuẩn bị để chống lại cơ quan chức năng.

Xem thêm
Hái trộm nửa tấn cà phê của chủ, hai anh em bị bắt

Gia Lai Được thuê đến vườn hái cà phê, hai anh em Đức và Việt đã lợi dụng lòng tin của chủ vườn, hái trộm gần nửa tấn cà phê đem giấu bán, lấy tiền tiêu xài.

Vụ chuyến bay giải cứu: Người nước mắt ăn năn, kẻ tự hào dù sai phạm

Sáng ngày 25/12, phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án 'chuyến bay giải cứu' tiếp tục diễn ra tại Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội với phần tranh tụng.