| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất đầu tư hạ tầng cho vùng canh tác lúa giảm phát thải

Thứ Năm 21/03/2024 , 08:52 (GMT+7)

CẦN THƠ Hỗ trợ các chủ thể tham gia trồng lúa giảm phát thải, TP Cần Thơ đề xuất đầu tư hàng loạt hạ tầng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất lúa.

Triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (Gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao), trong giai đoạn 2024 - 2025, TP Cần Thơ có 8 doanh nghiệp và 38 tổ hợp tác/HTX đăng ký tham gia với tổng diện tích khoảng 38.000ha.

TP Cần Thơ đề xuất đầu tư hàng loạt máy móc phục vụ canh tác lúa giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

TP Cần Thơ đề xuất đầu tư hàng loạt máy móc phục vụ canh tác lúa giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Đến giai đoạn 2026 - 2030, số lượng doanh nghiệp đăng ký tăng lên 28 đơn vị và 50 tổ hợp tác/HTX đảm bảo diện tích canh tác 50.000ha.

Để hỗ trợ hiệu quả các chủ thể tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, thúc đẩy sản xuất lúa của các địa phương, mới đây, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ đề xuất Bộ NN-PTNT hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật.

Cụ thể, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đề xuất đầu tư hệ thống tưới tiêu để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nước, bao gồm nạo vét gần 1,8 triệu m3 kênh mương; đầu tư 29 cống, trạm bơm, bơm điện và xây dựng gần 216.000m bờ bao thủy lợi.

Đối với hệ thống giao thông, dự kiến TP Cần Thơ sẽ đầu tư xây dựng 89 cầu giao thông và 3.300m đường giao thông giúp bà con nông dân giảm chi phí vận chuyển.

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân là một trong những nội dung trọng tâm được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ chú trọng thực hiện. Ảnh: Kim Anh.

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân là một trong những nội dung trọng tâm được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ chú trọng thực hiện. Ảnh: Kim Anh.

Bên cạnh đó là hoạt động hỗ trợ nông nghiệp kỹ thuật số thông qua việc đầu tư hàng loạt máy móc phục vụ cơ giới hóa đồng bộ phục vụ sản xuất lúa giảm phát thải như máy cuộn rơm, máy bay nông nghiệp không người lái (drone), máy gặt đập liên hợp, máy xới, máy kéo, máy cấy, máy tách hạt, cảm biến đo mực nước ruộng. Đồng thời, xây dựng 4 nhà kho và 2 lò sấy tạo thuận lợi cho khâu dự trữ, chế biến.

Ngoài ra, TP Cần Thơ cũng sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ nền tảng trực tuyến và thương mại điện tử giúp kết nối nông dân với các nhà cung cấp dịch vụ và thị trường. Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trong vùng dự án. Xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất. Tập huấn, triển khai hệ thống MRV làm cơ sở cấp tín chỉ carbon cho các diện tích đã áp dụng quy trình canh tác lúa giảm phát thải.

Dự kiến, ngành nông nghiệp Thành phố sẽ xây dựng một cổng thông tin điện tử để lưu trữ, quản lý, truy xuất, khai thác dữ liệu nông nghiệp phục vụ quản lý, liên kết và thương mại điện tử phù hợp với hệ thống quản lý chung của Bộ NN-PTNT.

Xem thêm
Những lưu ý chăm sóc thủy cầm khi giá rét

Chuyên gia lưu ý bà con các biện pháp chăm sóc đàn thủy cầm trong thời tiết rét và mưa ẩm để hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Tây Ninh phân bổ 58.400 liều vacxin lở mồm long móng

Tây Ninh có tổng đàn gia súc tương đối lớn. Nhằm chủ động phòng chống bệnh lở mồm long móng, tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã là trái tim của chuyển đổi công nghệ

Trưởng nhóm nông nghiệp của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) cho biết trong chuyển đổi công nghệ, trái tim của hệ thống chính là nông dân.

Bình luận mới nhất