| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất nhân rộng mô hình canh tác lúa thông minh

Thứ Hai 25/12/2023 , 15:43 (GMT+7)

Vĩnh Long Đây là đề xuất của những nông hộ tham gia chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại ấp 9 xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Trong vụ hè thu chương trình Canh tác lúa thông minh do Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Long cùng Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền được triển khai tại huyện Tam Bình – Vĩnh Long. Ảnh: MĐ.

Trong vụ hè thu chương trình Canh tác lúa thông minh do Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Long cùng Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền được triển khai tại huyện Tam Bình – Vĩnh Long. Ảnh: MĐ.

Quản lý dịch hại theo quy trình IPM

Vụ hè thu 2022, 4 hộ dân gồm: Phan Hữu Minh, Phạm Văn Hải, Phạm Văn Thanh và Phạm Trí Hiếu cùng tham gia mô hình Canh tác lúa thông minh do Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh thực hiện cùng với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền.

Mỗi hộ thực hiện canh tác lúa theo quy trình kỹ thuật canh tác lúa thông minh, quản lý dịch hại theo phương pháp IPM, sử dụng phân bón Đầu Trâu chuyên dùng của Bình Điền và lượng giống gieo sạ tối đa chỉ 80kg/ha, đồng thời thực hiện canh tác lúa theo kinh nghiệm truyền thống để so đối chứng. Quy mô thực hiện là 4ha, trong đó diện tích của mô hình là 2ha (0,5ha/hộ) và đối chứng 2ha (2ha/hộ).

Các hộ tham gia mô hình đều sử dụng giống lúa cấp xác nhận có chất lượng tốt là OM18. Giống được ngâm ủ đúng quy trình, tỷ lệ nẩy mầm trên 95%, mầm rễ to khỏe.

Ruộng trong mô hình trình diễn sử dụng lượng giống từ 50-80 kg/ha, áp dụng phương pháp sạ hàng và sạ cụm. Còn ruộng đối chứng sử dụng lượng giống từ 50-110 kg/ha, cũng đều áp dụng phương pháp sạ hàng và sạ khóm.

Về quản lý dịch hại, đối với ốc bươu vàng sử dụng thuốc diệt ốc trước khi sạ và sau khi đưa nước vào bằng các loại thuốc có trên thị trường; đối với cỏ dại, sử dụng thuốc tiền nảy mầm và hậu nảy mầm sớm để quản lý cỏ sót. Đặc biệt, tất cả 4 hộ không có sử dụng thuốc để trừ sâu cuốn lá.

Trong phòng bệnh, cả 4 hộ đều phun 4 lần trong cả vụ để quản lý bệnh đạo ôn, đốm vằn và lem lép hạt. Nhìn chung số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trong và ngoài mô hình như nhau vì nông dân phun chung cho cả diện tích.

Quản lý nước hợp lý, rút nước ở giai đoạn 12-20 ngày sau sạ để tránh ngộ độc hữu cơ, chết cây con và giai đoạn 33-40 ngày sau sạ để tránh đỗ ngã.

Tham gia mô hình canh tác thông minh giúp giảm lượng giống gieo sạ còn 80kg/ha, giảm 40-70kg/ha và áp dụng kỹ thuật IPM nên giúp nông dân trong mô hình giảm phun xịt thuốc BVTV do lúa hạn chế sâu bệnh. Ảnh: MĐ.

Tham gia mô hình canh tác thông minh giúp giảm lượng giống gieo sạ còn 80kg/ha, giảm 40-70kg/ha và áp dụng kỹ thuật IPM nên giúp nông dân trong mô hình giảm phun xịt thuốc BVTV do lúa hạn chế sâu bệnh. Ảnh: MĐ.

Về sử dụng phân bón, các hộ tham gia mô hình sử dụng phân bón chuyên dùng của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Lượng đạm nguyên chất của các hộ trong mô hình và ngoài mô hình không chênh lệch nhiều, lượng P2O5 ngoài mô hình cao hơn trong mô hình trung bình 35 P2O5 kg/ha, còn lượng K2O trong mô hình cao hơn ngoài mô hình trung bình 15 K2O kg/ha. Tăng cường sử dụng kali giúp cứng cây, chống đổ ngã bởi vụ hè thu thường mưa nhiều. Đây là điểm được nông dân đánh giá cao.

Chi phí thuốc BVTVcủa các hộ không chênh lệch nhiều giữa mô hình và đối chứng đều cùng sử dụng chung loại thuốc và liều lượng thuốc cũng giống nhau.

Chiều cao cây, nhìn chung chiều cao cây ở các giai đoạn 20,40 ngày trong và ngoài mô hình tương đương nhau. Số chồi, giai đoạn 20 ngày sau sạ, số chồi của mô hình sạ cụm ít hơn đối chưng, tuy nhiên giai đoạn 60 ngày sau sạ số chồi tương tương nhau ở 2 mô hình.

Sạ khóm 50kg/ha đạt hiệu quả cao

Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Long, qua 4 mô hình thử nghiệm mô hình của ông Phạm Văn Hải cho năng suất cao nhất đạt 6 tấn/ha, với giá bán 6.050.000 đồng/tấn thì thu lãi hơn 15 triệu cho mỗi ha (cao hơn trung bình đối chứng hơn 1 triệu đồng/ha.

Ruộng trong mô hình trình diễn sử dụng lượng giống từ 50-80 kg/ha, áp dụng phương pháp sạ hàng và sạ cụm. Ảnh: MĐ.

Ruộng trong mô hình trình diễn sử dụng lượng giống từ 50-80 kg/ha, áp dụng phương pháp sạ hàng và sạ cụm. Ảnh: MĐ.

Ông Phạm Văn Hải tâm đắc nói: “Tôi thấy sạ thưa, kết hợp với bón phân cân đối nên cây lúa cứng, nở đều bụi hơn đồng thời năng suất so với người dân sản xuất bên ngoài từ bằng đến cao hơn. Bên cạnh đó, sạ thưa, bón đạm vừa đủ nên cây lúa ít bệnh từ đó hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Lúc nào có sâu đến mức độ báo động thì mình mới xịt chứ bình thường không xịt, nó tự qua khỏi. Thí dụ sâu cuốn lá dưới 40 ngày từ bỏ luôn, sau lúa già nó tự hết”.

Còn ông Phan Hữu Minh cũng cho biết, tham gia mô hình canh tác lúa thông minh ông được khuyến cáo sạ hàng với mật độ 80kg/ha, giảm 40-70kg/ha so với cách làm truyền thống trước đây. Trước mắt, áp dụng quy trình này ông thấy lợi ích ở khâu giảm giống, nhờ áp dụng kỹ thuật IPM, “ 3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” đã giúp đồng ruộng của ông giảm số lần phun sâu bệnh từ 2-3 so với canh tác thông thường.

Từ hiệu quả của mô hình, các nông hộ tự duy trì và nhân rộng quy trình canh tác này trên cánh đồng, đồng thời khuyến cáo người thân quen áp dụng. Mấy vụ qua, không có vụ nào ông Minh, ông Hải sạ lúa với mật độ hơn 10kg/công (từ 8-10kg, tùy vụ, thấp hơn bên ngoài từ 2-7kg/công).

Hiệu quả mô hình thì thấy rõ nhưng theo nhà nông còn khó nhân rộng ở địa phương. Thứ nhất, do thiếu máy sạ cụm nên ông Hải sau khi kết thúc mô hình phải quay về với phương pháp sạ hàng. Bên cạnh đó, do công tác truyền thông ở địa phương chưa rộng rãi nên người dân chưa đồng lòng áp dụng cùng một phương pháp gieo sạ như thế này để thuê máy móc gieo sạ.

Phương pháp sạ cụm với lượng giống 50kg /ha, sử dụng phân bón Đầu Trâu với công thức phân/ha: 50kg phèn mặn, 300kg TEA1, 150kg TEA2 tương đương với công thức phân: 90,5 N-55 P2O5-52,5 K2O- 10 CaO cho năng suất và hiệu quả cao nhất. Ảnh: MĐ.

Phương pháp sạ cụm với lượng giống 50kg /ha, sử dụng phân bón Đầu Trâu với công thức phân/ha: 50kg phèn mặn, 300kg TEA1, 150kg TEA2 tương đương với công thức phân: 90,5 N-55 P2O5-52,5 K2O- 10 CaO cho năng suất và hiệu quả cao nhất. Ảnh: MĐ.

Ông Hải kiến nghị: “Bà con đánh giá cao chất lượng phân bón chuyên dùng của Công ty Bình Điền. Tôi kiến nghị, nhà tài trợ nên tiếp tục đồng hành với bà con địa phương để nhân rộng mô hình này”.

Qua kết quả thử nghiệm Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Long nhận thấy, mô hình ông Phạm Văn Hải với phương pháp sạ cụm với lượng giống 50kg /ha, sử dụng phân bón Đầu Trâu với công thức phân/ha: 50kg phèn mặn, 300kg TEA1, 150kg TEA2 tương đương với công thức phân: 90,5 N-55 P2O5-52,5 K2O- 10 CaO cho năng suất và hiệu quả cao nhất.

“Đây là cơ sở khuyến cáo nông dân sạ thưa, sạ cụm để giảm lượng giống gieo sạ, sử dụng phân bón Bình Điền với công thức nêu trên để cân bằng dinh dưỡng cho cây lúa, tránh đổ ngã, giảm áp lực sâu bệnh nhằm mang lại thu nhập cao nhất trong điều kiện giá cả vật tư tăng cao”, đại diện Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Vĩnh Long cho biết.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Huyện có 115 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng

HÀ TĨNH Từ 5 hộ sản xuất thử nghiệm với diện tích 2.000m2 năm 2018, hiện huyện Thạch Hà đã có 115 mô hình chuyên sản xuất dưa lưới trong nhà màng với tổng diện tích 73.000m2.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm