| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa thông minh

Thứ Hai 18/12/2023 , 05:59 (GMT+7)

ĐBSCL Cánh tác lúa thông minh áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào đồng ruộng, giúp giảm lượng lúa giống, giảm phân bón, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.

Cánh tác lúa thông minh áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào đồng ruộng, giúp giảm lượng lúa giống, giảm phân bón, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cánh tác lúa thông minh áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào đồng ruộng, giúp giảm lượng lúa giống, giảm phân bón, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đưa tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng

Nhằm giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, giải quyết những khó khăn trong canh tác lúa, Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông các địa phương triển khai chương trình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” vụ hè thu năm 2023.

Tại Kiên Giang, “Mô hình canh tác lúa thông minh” được thực hiện tại xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, nhằm chuyển giao đến nông dân kỹ thuật canh tác mới, thích ứng với biến đổi khí hậu và dịch bệnh, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, mô hình do Bình Điền thực hiện nhiều năm qua đã đạt được hiệu quả tốt, như giảm lượng giống gieo sạ xuống dưới 80kg/ha, giảm phân bón và thuốc BVTV trên 1,5 triệu đồng/ha, năng suất tăng trên 400kg lúa/ha, lợi nhuận tăng thêm từ 4 - 4,5 triệu đồng/ha so với đối chứng. Đồng thời, mô hình này còn đưa ra các giải pháp kỹ thuật mới kết hợp ứng dụng cơ giới hóa cùng các thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ số, giúp nông dân nâng cao hiệu quả canh tác, giảm thiểu sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình sản xuất. 

Trong vụ hè thu nhiều nông dân thực hiện mô hình canh tác thông minh giúp lợi nhuận tăng thêm từ 4 - 4,5 triệu đồng/ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong vụ hè thu nhiều nông dân thực hiện mô hình canh tác thông minh giúp lợi nhuận tăng thêm từ 4 - 4,5 triệu đồng/ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong vụ hè thu 2023, mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu được Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền thực hiện tại HTX Tân Lập - Đập Đá (ấp Đập Đá, xã Tân Hội), có 5 hộ xã viên tham gia với quy mô diện tích 2,5 ha. Ông Hồ Hoàng Thu cho biết, trước khi vào vụ nông dân được tập huấn kỹ thuật, được hướng dẫn giảm lượng giống gieo sạ, áp dụng kỹ thuật bón lót đầu vụ và sử dụng phân bón chuyên dùng trên lúa theo công thức phân bón của Bình Điền khuyến cáo. Áp dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để giảm sử dụng thuốc BVTV; thực hiện kỹ thuật tưới nước ướt – khô xen kẽ để tiết kiệm nước và các kỹ thuật đồng bộ khác.

“Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào đồng ruộng đã giúp nông dân giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Sản xuất xanh và sạch hơn, giúp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa”, ông Thu nhận xét.

Nhân rộng mô hình

Sau giai đoạn đầu thành công, Công ty CP Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh ĐBSCL tiếp tục triển khai nhân rộng trong vụ đông xuân 2023-2024 giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 

Theo đó, quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tiếp tục cập nhật các tiến bộ kỹ thuật, giải pháp mới, ứng dụng các trang thiết bị thông minh, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ để quy trình ngày càng hiệu quả và phù hợp với tình hình mới.

Trong vụ đông xuân 2023-2024 chương trình canh tác thông minh được triển khai 13 tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong vụ đông xuân 2023-2024 chương trình canh tác thông minh được triển khai 13 tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trao đổi với ông Phan Văn Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, ông Tâm cho biết: Trong những vụ tới, ngoài những giải pháp đã thực hiện thành công, Bình Điền tiếp tục nghiên cứu cải tiến một số sản phẩm theo hướng bổ sung thêm các chủng vi sinh vật (VSV) như VSV cố định nitơ, VSV phân giải phốt pho khó tan và VSV phân giải xen lu lô vào các bộ sản phẩm phân bón chuyên cho lúa như Đầu Trâu Bio-lúa, Đầu Trâu Bio-Canxi để góp phần giúp cho đất khỏe, cây trồng khỏe, đáp ứng cho việc canh tác bền vững và giảm phát thải.

Tại Kiên Giang, mô hình được mở rộng tại địa bàn huyện Tân Hiệp với các hộ nông dân khác tham gia. Anh Nguyễn Trần Thế, cán bộ kỹ thuật Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết, vụ đông xuân 2023-2024, mô hình tiếp tục được triển khai tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thanh niên Phú Hòa (ấp Phú Hòa, xã Tân Hội) trên diện tích 3ha, có 3 hộ nông dân tham gia, mỗi hộ 1ha, ứng dụng máy sạ cụm nhằm giảm lượng lúa giống gieo sạ. 

Ông Hồ Trung Kiên, hộ nông dân tham gia mô hình rất phấn khởi khi được tập huấn kỹ thuật, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa, nhất là các khâu cơ giới hóa, giúp giảm công lao động, giảm vật tư đầu vào. Mặc dù lúa mới gieo sạ, nhưng đang phát triển rất tốt, ruộng lúa thưa đều, lúa đẻ nhánh khỏe, nở bụi nhanh.   

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tiếp tục được cập nhật các tiến bộ kỹ thuật, giải pháp mới, ứng dụng các trang thiết bị thông minh, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ để quy trình ngày càng hiệu quả hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tiếp tục được cập nhật các tiến bộ kỹ thuật, giải pháp mới, ứng dụng các trang thiết bị thông minh, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ để quy trình ngày càng hiệu quả hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong mô hình, nông dân sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu bao gồm Đầu Trâu Mặn Phèn để bón lót, Đầu Trâu TEA1 thúc đẻ nhánh và Đầu Trâu TEA2 thúc đón đòng. Trước thời điểm gieo sạ, các mô hình được lấy mẫu đất để phân tích hàm lượng (Ca/Mg) và có sự tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, từ đó đưa ra lượng bón phù hợp cho từng vùng đất khác nhau. 

Nông dân tham gia mô hình còn được tập huấn về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và khuyến cáo tuyệt đối không được phun hóa chất để trừ sâu bệnh trong 40 ngày đầu và khi lúa giai đoạn vào chắc hạt đến thu hoạch. Việc phun thuốc phải được theo dõi rất kỹ và có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật, chỉ phun thuốc khi thật cần thiết. Nhờ đó, không chỉ giúp giảm chi phí mà còn giảm được số lần phun thuốc/vụ, giảm công lao động và góp phần bảo vệ môi trường.                                                                   

Cánh tác lúa thông minh áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào đồng ruộng, giúp giảm lượng lúa giống, giảm phân bón, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, giúp giảm công lao động. Qua đó, vừa giúp tiết giảm chi phí vừa bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm lúa gạo an toàn với người sử dụng. Qua so sánh, đánh giá, mô hình giúp cho nông dân có lợi nhuận tốt hơn so với đối chứng trung bình từ 1-1,5 triệu đồng/ha.

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Mua heo không được lại gần chuồng xem heo

BÌNH ĐỊNH Một thợ chuyên mua heo thịt tại Bình Định chia sẻ, hiện người dân không còn cho thương lái vào chuồng như trước để tránh lây lan dịch bệnh từ ngoài vào trang trại.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.