| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất tăng giờ làm thêm

Thứ Tư 26/10/2011 , 09:55 (GMT+7)

Theo Dự thảo mới, thời gian làm thêm giờ của người lao động trong doanh nghiệp được nâng lên tối đa 360 giờ/năm, thay vì 200 giờ/năm như hiện nay.

Tăng giờ làm thêm quá cao, những công nhân này không còn thời gian cho việc khác

Theo Dự thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) vừa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thời gian làm thêm giờ của người lao động trong doanh nghiệp được nâng lên tối đa 360 giờ/năm, thay vì 200 giờ/năm như hiện nay.

Quy định này nhận được sự đồng tình khá cao của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn LĐVN cho rằng, nên giữ nguyên như BLLĐ hiện hành vì với thể chất của người lao động (NLĐ) Việt Nam và điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp còn chưa được đảm bảo thì vấn đề làm thêm giờ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và an toàn lao động.

Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp cho rằng việc kéo dài thời gian làm thêm lên 360 giờ/năm là hợp lý, đáp ứng nhu cầu làm thêm giờ của một bộ phận doanh nghiệp, nhu cầu tăng thêm thu nhập của người lao động, nhất là trong ngành da giày, dệt may. Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty May Hưng Yên cho rằng, thực tế các DN may trên cả nước, những tháng chính vụ, số giờ làm thêm đều vượt quá mức 30 giờ so với dự thảo Bộ luật hiện nay.

 Cũng theo ông Dương, NLĐ rất ủng hộ việc làm thêm giờ, bằng chứng qua khảo sát một số đơn vị ở TP Hồ Chí Minh cho thấy nhiều DN không tổ chức làm thêm cho người lao động (vì sợ phạm luật) thì người lao động khi hết giờ làm vẫn tranh thủ đi làm thêm ở một số nhà hàng, tổ hợp để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống và giúp đỡ gia đình.

Đại diện cho Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Jo Yin Sang cho rằng, rất khó nhà đầu tư nước ngoài có thể tuân theo quy định mức làm thêm giờ tối đa 200 giờ. Thực tế hiện nay, ngay cả các đối tác khách hàng nước ngoài cũng quy định số giờ làm thêm tối đa của người lao động lên đến 60 giờ/tuần. Tính ngày làm 3 ca, người lao động có thể làm thêm giờ lên đến hơn 500 giờ/năm. Do đó, hoàn toàn có thể tăng thời giờ làm thêm lên đến 400 giờ/năm”, ông Jo Yin Sang gợi ý.

Tại Hội nghị công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn tổ chức sáng ngày 25/10, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN cho rằng việc tăng thời gian làm thêm trong điều kiện chưa xây dựng cơ chế giám sát, chế tài xử lý vi phạm sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời gian làm thêm để điều chỉnh giảm bớt bảo hiểm y tế, tạo cơ hội cho người sử dụng lao động khai thác triệt để sức lao động, dẫn đến hậu quả người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với độ tuổi.

 Mặt khác, nếu so sánh thời giờ làm việc của cán bộ công chức với người lao động thì một tháng NLĐ đã phải làm nhiều hơn so với cán bộ công chức, ít nhất là 32 giờ. Nay nếu cho phép thời giờ làm thêm 1 năm 360 giờ (tương đương 45 ngày công) thì NLĐ quanh năm chỉ biết làm việc, không có thời gian để học tập nâng cao trình độ và chăm sóc gia đình.

Hơn nữa, việc kéo dài thời giờ làm thêm là đi ngược lại với xu hướng tiến bộ, khi trình độ công nghệ, sản xuất ngày càng phát triển thì thời giờ làm việc phải giảm xuống nhằm đảm bảo sức khỏe đời sống NLĐ chứ không phải tăng lên như dự thảo BLLĐ sửa đổi.

Cũng theo Tổng Liên đoàn LĐVN quy định về đình công và giải quyết đình công tại Dự thảo BLLĐ (sửa đổi) chưa phù hợp với thực tiễn. Dù có tới 5.000 cuộc đình công từ trước tới nay luôn trái luật song dự án Bộ luật Lao động (bổ sung) lần này vẫn chưa có đầy đủ các quy định, để các cuộc đình công có thể diễn ra đúng pháp luật.

Theo lý giải của ông Mai Đức Chính, trong thực tiễn, tập thể NLĐ đình công yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền và lợi ích đan xen lẫn nhau. Trong khi đó, dự thảo BLLĐ (sửa đổi) quy định không cho phép đình công khi tranh chấp về quyền mà chỉ đình công khi tranh chấp về lợi ích. Mặt khác, vướng mắc nhất hiện nay là thẩm quyền đầu tiên khi giải quyết tranh chấp tập thể, đó là Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện, dự thảo BLLĐ đã bỏ qua thẩm quyền Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và quy định thẩm quyền là hòa giải viên.

Theo ông Chính quy định như vậy là chưa đủ, cần phải nâng cao hòa giải viên lao động cấp huyện thành Hội đồng hòa giải trung gian cấp huyện.

Xem thêm
Cà Mau: Cua chết bất thường trên diện rộng

Tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm