| Hotline: 0983.970.780

Địa lý - Lịch sử lại "nhẹ nhàng", "dễ chịu"

Thứ Năm 03/06/2010 , 21:10 (GMT+7)

Theo truyền thống đây sẽ là một ngày làm việc cực kỳ căng thẳng của cả lực lượng thanh tra, giám thị lẫn sĩ tử bởi Địa lý, Lịch sử đều thuộc môn tự luận, mảnh đất vốn màu mỡ của thế giới phao thi và các trò quay cóp.

Theo truyền thống đây sẽ là một ngày làm việc cực kỳ căng thẳng của cả lực lượng thanh tra, giám thị lẫn sĩ tử bởi Địa lý, Lịch sử đều thuộc môn tự luận, mảnh đất vốn màu mỡ của thế giới phao thi và các trò quay cóp.

Ấy thế nhưng, đề thi tốt nghiệp THPT hai môn Địa lý, Lịch sử năm nay lại khá nhẹ nhàng, tương đối dễ chịu, phù hợp với năng lực của phần lớn thí sinh. Phải vậy chăng mà người ta ít thấy tái diễn cảnh tượng “giấy trắng sân trường” như các lần sát hạch sĩ tử vượt “vũ môn” trước đó.

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý tương đối toàn diện và bao quát được nội dung chương trình học: Có câu hỏi về kiến thức địa lý tự nhiên, có câu hỏi về kiến thức địa lý kinh tế - xã hội và có câu hỏi dành cho kỹ năng vẽ biểu đồ (khá đơn giản) của thí sinh với nội dung “lộ thiên”: yêu cầu vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng cao su của nước ta theo bảng số liệu đã cho sẵn trong bài.

So với các môn tự luận khác, thí sinh dự thi môn Địa lý được quyền mang vào phòng tập Atlat Địa lý Việt Nam có thể coi như một cuốn cẩm nang môn học thu nhỏ, nhớ hộ các thí sinh rất nhiều những số liệu, biểu bảng cần thiết. Điều đáng nói là trong tổng số 4 câu hỏi của đề thi môn Địa lý năm nay, nếu thí sinh biết sử dụng, khai thác tập Atlat được mang theo, các em đã ít nhất đạt 5/10 điểm. Nếu đề thi hỏi: “Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta” thì nội dung trong tập Atlat đã có đủ, thí sinh chỉ việc… chép theo. Hoặc khi đề thi yêu cầu thí sinh dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học để “Cho biết tên 6 đô thị có dân số lớn nhất nước ta. Trong đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh?”, thí sinh biết làm gì hơn ngoài việc… sao y Atlat.

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm nay gồm 3 câu hỏi với các nội dung khá cơ bản như: Trình bày hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị trên (4 điểm). Một câu hỏi cụ thể, không hàm ý lắt léo. Đối với những thí sinh sẽ dự thi khối C vào kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ sắp tới, đây có thể là “món quà” mà người ra đề dành tặng các em trong lần thi thứ nhất (thi tốt nghiệp THPT). Còn với đại bộ phận thí sinh nói chung, câu trả lời hoàn toàn có trong nội dung SGK lớp cuối, bậc THPT.

Câu hỏi thứ hai: “Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp? Tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) (3 điểm)” không có gì đáng để phần đông sĩ tử phàn nàn vì giai đoạn lịch sử này không có quá nhiều con số và tư liệu khó nhớ. Thậm chí, ngay cả thí sinh vốn là dân tự nhiên vẫn có thể đạt điểm cao nếu nắm vững vấn đề, trình bày mạch lạc.

Câu hỏi thứ 3 của đề thi môn Lịch sử dành cho thí sinh theo chương trình Chuẩn: "Trình bày sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc" (3 điểm) hay chương trình Nâng cao "Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa trong nửa sau thế kỷ XX" (3 điểm) cũng không thuộc loại hóc búa, gây khó khăn cho những thí sinh đã có quá trình ôn tập phù hợp. Nhìn chung, với những thí sinh e ngại các môn thuộc khối xã hội thì “nút thắt” đã được cởi sau ngày thi tốt nghiệp THPT thứ hai.

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.