| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn được kiểm soát, cúm gia cầm nguy cơ cao

Thứ Năm 13/02/2020 , 09:03 (GMT+7)

Cả nước đã có trên 96% số xã có dịch tả lợn Châu Phi qua 30 ngày. Trong khi đó, dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát cao.

Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm rất cao trong thời gian tới.

Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm rất cao trong thời gian tới.

Trên 43 nghìn gia cầm bị tiêu hủy vì dịch

Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2020 đến nay (tính đến ngày 11/02/2020), cả nước đã xảy ra 10 ổ dịch cúm gia cầm (CGC) do chủng virus A/H5N6 gây ra, buộc phải tiêu hủy hơn 43 nghìn con gia cầm tại 5 tỉnh, thành phố gồm Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An, trong đó hiện có 9 ổ dịch CGC A/H5N6 chưa qua 21 ngày.

Cụ thể tỉnh Quảng Ninh có 1 ổ dịch CGC A/H5N6 xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi thuộc xã Dực Yên, huyện Đầm Hà. Tổng số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 3.000 con gà (ô dịch đã qua 21 ngày). Tỉnh Thanh Hóa có 3 ổ dịch.

Tại tỉnh Nghệ An, đến nay đã có có 3 ổ dịch CGC xảy ra tại 3 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, buộc phải tiêu hủy 344 con gia cầm. Ngoài ra, dịch CGC cũng đã xẩy ra tại TP Hà Nội (thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), với tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 6.807 con. Tỉnh Bắc Ninh từ ngày 5 - 11/2/2020 đã xẩy ra 2 ổ dịch CGC A/H5N6 tại 2 hộ tại phường Hòa Long, TP Bắc Ninh và xã Việt Thống, huyện Quế Võ làm chết và tiêu hủy hơn 8.700 con vịt.

Cục Thú y nhận định, hiện nay, bệnh CGC là bệnh địa phương, đã được kiểm soát tốt, dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng; các ổ dịch CGC xuất hiện rải rác, mỗi tỉnh xuất hiện ở 1 - 2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa tiêm phòng vacxin. Virus cúm H5N6 được phát hiện tại Việt Nam từ năm 2014. Hằng năm, chủng virus này vẫn gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên gia cầm, được phát hiện và kiểm soát kịp thời; đến nay tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người mắc bệnh do chủng virus cúm A/H5N6.

Bên cạnh đó, virus gây bệnh CGC tại Việt Nam từ năm 2018 đến nay thuộc nhánh H5N1 2.3.2.1c (chủ yếu tại khu vực ĐBSCL) và H5N6 2.3.4.4h, 2.3.4.4f, 2.3.4.4g (phân bố tại nhiều vùng trong cả nước). Phân tích các đặc tính sinh học phân tử cho thấy không có sự biến đổi lớn, có tính đặc hiệu với thụ thể bám trên gia cầm.

Dự báo trong thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Hiện nay tổng đàn gia cầm rất lớn (467 triệu con); điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ các lễ hội đầu năm tăng cao...

Mặt khác, việc tổ chức tiêm vacxin CGC cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp tại một số địa phương, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm nông hộ. Do đó, nguy cơ dịch bệnh CGC xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Mặt khác, hiện nay Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9. Tuy nhiên, nguy cơ virus cúm A/H7N9 và một số chủng virus khác như A/H5N2, A/H5N8 xâm nhiễm là cao.

Tỉ lệ tiêm phòng vacxin cúm gia cầm còn đạt thấp tại một số địa phương.

Tỉ lệ tiêm phòng vacxin cúm gia cầm còn đạt thấp tại một số địa phương.

Bên cạnh việc kiểm soát tốt dịch CGC, việc xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh (ATDB) đã và đang được triển khai tốt trên cả nước. Kết quả, đến nay đã có 821 chuỗi, vùng chăn nuôi gia cầm đạt ATDB, bao gồm 12 vùng cấp huyện (cả huyện đạt an toàn dịch bệnh) và 809 cơ sở, chuỗi ATDB.

Hiện nay, Cục Thú y và các địa phương đang tập trung các nguồn lực hỗ trợ các các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi, vùng ATDB theo quy định của Việt Nam và theo khuyến cáo của OIE để tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, bao gồm: Công ty Phú Gia tại Thanh Hóa, Công ty Koyu & Unitek tại Đồng Nai, Công ty CP tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Phước (trung bình mỗi tuần sản xuất được 1 triệu con gà); tổ chức thực hiện Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở ATDB đối với gà tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

96% số xã có DTLCP đã qua 30 ngày

Về dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), Cục Thú y cho biết tính đến ngày 11/2, cả nước đã có 8.200 xã (chiếm 96 % tổng số xã có dịch) đã qua 30 ngày.

Trong đó 30 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã qua 30 ngày; 29 tỉnh, thành phố có trên 85% số xã đã qua 30 ngày. Như vậy đến nay, cả nước chỉ còn 348 xã thuộc 116 huyện của 33 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 286.532 con chưa qua 30 ngày.

Dịch tả lợn Châu Phi đang được kiểm soát tốt trên cả nước.

Dịch tả lợn Châu Phi đang được kiểm soát tốt trên cả nước.

DTLCP về cơ bản đã được kiểm soát tốt. Đây là điều kiện cần thiết để tổ chức nuôi tái đàn lợn. Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, tính đến ngày 5/2/2020, tổng đàn lợn cả nước thời điểm hiện tại là trên 24 triệu con, trong đó có khoảng 2,7 triệu con lợn nái.

Sau khi dịch qua đỉnh điểm vào tháng 5/2019, việc tái đàn đã được triển khai ngay tại các địa phương. Tuy nhiên, thời gian phục hồi đàn lợn cần khoảng 5 - 7 tháng.

Do đó, theo báo cáo của các địa phương và các doanh nghiệp chăn nuôi, từ tháng 1/2020 đã có sản phẩm của lợn nuôi tái đàn. Dự báo sẽ tăng cao từ tháng 2/2019 và nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 đạt khoảng 4 triệu tấn (trong điều kiện kiểm soát tốt được dịch bệnh, nhất là bệnh DTLCP.

Năm 2019, Cục Thú y đã tổ chức lấy mẫu giám sát tại 26 tỉnh, thành phố với tổng cộng 3.966 mẫu gộp của 19.830 con gia cầm đã được xét nghiệm. Kết quả, có 1.496 (37,72%) mẫu dương tính với cúm A; 138 (3,48%) mẫu dương tính với cúm H5; 47 (1,19%) mẫu dương tính với cúm H5N1; 72 (1,82%) mẫu dương tính với cúm H5N6 và 3 (0,08%) mẫu dương tính với cúm A/H7, nhưng âm tính với cúm A/H7N9.

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất