| Hotline: 0983.970.780

Diễn tập chữa cháy rừng tại rừng tràm Gáo Giồng

Thứ Tư 24/04/2024 , 22:51 (GMT+7)

Đồng Tháp Hiện ĐBSCL đang vào cao điểm nắng nóng, nhiều khu rừng đã báo động ở cấp cực kỳ nguy hiểm, vì vậy việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng rất cấp thiết.

Hiện ĐBSCL đang vào cao điểm nắng nóng, nhiều khu rừng đã cảnh báo cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm, vì vậy việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng rất cấp thiết. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện ĐBSCL đang vào cao điểm nắng nóng, nhiều khu rừng đã cảnh báo cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm, vì vậy việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng rất cấp thiết. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhằm chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra trong điều kiện thời tiết nắng nóng ảnh hưởng bởi hiện tượng El-Nino. UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch thời gian diễn tập phòng chống cháy rừng trên địa bàn, dự kiến trong tháng 5/2024, địa điểm tại rừng tràm Gáo Giồng (xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh), với hình thức diễn tập thực binh khoảng 25ha, trong đó đốt chủ động phục vụ diễn tập 0,5ha lau, sậy tự nhiên, kết hợp tạo khói, lửa.

Tình huống giả định xảy ra cháy tại khu “Bảo tồn cây tre, tràm” thuộc rừng tràm Gáo Giồng (thuộc Lô 5, Lô 6, Khoảnh 1, Khu A, Đội II, Rừng tràm Gáo Giồng). Nguyên nhân giả định xảy ra cháy do mâu thuẫn tranh chấp đất, người dân đốt phá hoại, người dân vùng ven xâm nhập trái phép vào rừng bắt ong bất cẩn làm rơi tàn lửa gây cháy, vào mùa hanh khô, nắng nóng kéo dài làm cho lớp cỏ bị khô và dày, độ ẩm trong rừng xuống thấp, cảnh báo cháy rừng tăng lên cấp độ V (cấp cực kỳ nguy hiểm).

Về xử lý tình huống giả định, theo kế hoạch diễn tập, được thực hiện theo 2 cấp (gồm 4 giai đoạn), thời gian dự kiến khoảng 40 phút.

Diễn tập nhằm nâng cao khả năng tổ chức chỉ huy chữa cháy rừng hiệu quả ở cấp cơ sở, chỉ đạo xây dựng cơ chế vận hành, công tác phối hợp tác chiến giữa các lực lượng, kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống giả định xảy ra, nhanh chóng khống chế, dập tắt đám cháy khi mới phát sinh, không để cháy lớn xảy ra.

UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành kế hoạch thời gian diễn tập phòng chống cháy rừng tại khu rừng tràm Gáo Giồng (xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành kế hoạch thời gian diễn tập phòng chống cháy rừng tại khu rừng tràm Gáo Giồng (xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Qua diễn tập giúp nâng cao kỹ năng sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và năng lực thực hành của các lực lượng tham gia chữa cháy rừng, từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng…

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, người phê duyệt kế hoạch tổ chức diễn tập phương án chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024 cho biết: Đồng Tháp có diện tích đất rừng hơn 6.161 ha, trong đó, diện tích rừng trồng là 5.723 ha, diện tích đã trồng chưa thành rừng là 438,86 ha. Đặc biệt năm nay, nắng nóng kéo dài nguy cơ cháy rừng xảy ra rất cao, chính vì vậy UBND tỉnh đưa ra kế hoạch diễn tập phòng chống cháy rừng trong mùa khô để khi có tình xảy ra cháy thì lực lượng chức năng có biện khắc phục kịp thời.

Theo kế hoạch diễn tập lần này nhằm nâng cao khả năng tổ chức chỉ huy chữa cháy rừng hiệu quả ở cấp cơ sở, chỉ đạo xây dựng cơ chế vận hành, công tác phối hợp tác chiến giữa các lực lượng, kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống giả định xảy ra. Nhanh chóng khống chế, dập tắt đám cháy khi mới phát sinh, không để cháy lớn xảy ra.

Bên cạnh đó còn nâng cao kỹ năng sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và năng lực thực hành của các lực lượng tham gia chữa cháy rừng. Qua đó có sự điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng để chủ động, sẵn sàng trong mọi tình huống có thể xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Diễn tập giúp nâng cao kỹ năng sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và năng lực thực hành của các lực lượng tham gia chữa cháy rừng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Diễn tập giúp nâng cao kỹ năng sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và năng lực thực hành của các lực lượng tham gia chữa cháy rừng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngoài ra còn rà soát, kiểm tra khả năng huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của các cơ quan, đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh tham gia xử lý các tình huống cháy, nổ lớn, phức tạp. Từ đó đánh giá đúng tính năng, tác dụng, hiệu quả thực tế của các loại phương tiện, thiết bị chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, thông tin liên lạc và công tác hậu cần để đầu tư, trang cấp hợp lý phục vụ chiến đấu hiệu quả.

Thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" gồm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư, hậu cần tại chỗ. Tăng cường phối hợp chặt chẽ 2 giữa các ban, ngành của địa phương, giữa các lực lượng chữa cháy rừng các cấp, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

“Thông qua công tác diễn tập lần này sẽ góp phần tuyên truyền sâu rộng đến các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương có rừng và người dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy rừng. Hạn chế đến mức thấp nhất không để xảy ra sự cố, thảm họa gây thiệt hại về người và tài sản, làm mất an ninh, trật tự trên địa bàn và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và đời sống của người dân”, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nói.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm