| Hotline: 0983.970.780

Điều gì quyết định chuỗi giá trị SX nông nghiệp?

Thứ Năm 30/10/2014 , 08:12 (GMT+7)

Hà Nội hiện có khoảng 152.000 doanh nghiệp (DN), trong đó có trên 1.000 DN hoạt động trong lĩnh vực SX nông nghiệp. 

Các DN hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu kinh doanh cung cấp dịch vụ vật tư đầu vào và làm trung gian phân phối tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Trong thời gian qua trên địa bàn thành phố đã xuất hiện một số DN đã tổ chức liên kết từ SX đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả cao cho người SX và người tiêu dùng.

Các nhóm tác nhân chính trong chuỗi giá trị liên kết:

1. Người SX

Việc SX hiện nay chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư, một bộ phận chưa tuân thủ quy trình SX, chưa tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng đáp ứng người tiêu dùng. Các hộ SX chưa chú ý tới việc liên kết nhóm hộ mà vẫn SX theo tự phát mạnh ai người đó làm nên chưa tạo được vùng SX tập trung, dòng sản phẩm đủ lớn và ổn định.

Trong khi đó các DN chế biến tiêu thụ sản phẩm thường ký các hợp đồng với các trang trại lớn, các vùng có lượng sản phẩm lớn và ổn định. Đặc biệt tình trạng người SX phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm gia tăng đột biến, tự ý bán phá giá cho các thương lái khác khi giá bán cao hơn thường xuyên xảy ra… Điều này dẫn đến hậu quả tình trạng “được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”.

2. DN làm trung gian phân phối

Đầu tư SX nông nghiệp hiệu quả không cao, tính rủi ro lớn, bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ cho DN đầu tư vào SX còn chưa cụ thể nên phần lớn các DN lớn còn chưa mặn mà. Việc liên kết giữa DN và người SX chưa bền vững do chưa có cơ chế chia sẻ lợi nhuận, rủi ro chủ yếu vẫn liên kết theo hình thức thương thảo thuận mua vừa bán.

Tình trạng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn qua nhiều khâu trung gian phân phối nên giá bán thực tế cao hơn nhiều so với giá thu mua tại cơ sở SX, sức cạnh tranh chưa cao, chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Công tác tuyên truyền quảng bá marketting giới thiệu sản phẩm của các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn yếu.

3. Kênh bán lẻ

Đối với kênh bán lẻ, hiện trạng vẫn còn việc trà trộn sản phẩm chưa rõ nguồn gốc tiêu thụ để cung cấp cho người tiêu dùng. Việc giới thiệu quảng bá sản phẩm, tư vấn chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm. Bên cạnh đó chưa có sự phản hồi thông tin hai chiều giữa người SX và người tiêu dùng thông qua kênh bán lẻ để từ đó tạo ra sản phẩm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Một số cửa hàng bán lẻ chạy theo lợi nhuận và nhân viên bán hàng thiếu kỹ năng tiếp thị, tư vấn khách hàng gây mất lòng tin.

4. Người tiêu dùng

Cơ bản người tiêu dùng hiện nay thiếu thông tin về sản phẩm, chưa biết cách nhận diện sản phẩm an toàn chất lượng cao, chưa nắm được địa chỉ cơ sở SX uy tín. Một bộ phận người tiêu dùng thích các sản phẩm giá rẻ. Nguyên nhân là do công tác thông tin truyền thông định hướng sản phẩm theo khách hàng của DN còn hạn chế. Hậu quả người tiêu dùng phải sử dụng hàng hóa kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe và mất lòng tin với người SX.

Có thể kể ra một số chuỗi liên kết từ SX đến tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu tại Hà Nội như cách làm của các Cty TNHH MTV Đầu tư & phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico), Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình; Cty CP Thực phẩm Minh Dương, Cty CP Sữa quốc tế IDP; Sàn Giao dịch rau quả & thực phẩm an toàn Hà Nội; Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch 3F...

- Việc tổ chức liên kết từ SX đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị có vai trò rất quan trọng quyết định tính bền vững trong SX nông nghiêp.

- Qua thực trạng liên kết trong chuỗi giá trị SX nông nghiệp của Hà Nội hiện nay đã khẳng định DN có vai trò chủ đạo trong việc định hướng thị trường, quyết định đến tính bền vững của chuỗi liên kết.

- Từ tồn tại trong liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và bài học kinh nghiệm của các DN trong việc chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với các tác nhân để tạo ra chuỗi liên kết… Cần trao đổi thảo luận thêm nữa nhằm tháo gỡ các nút thắt trong liên kết giữa các tác nhân mà vai trò của DN làm trung tâm phân phối là chủ đạo để chuỗi giá trị nông sản phát triển bền vững.

 

(GĐ Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội)

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.